Kiến trúc cổ tự 2.000 năm tuổi – Trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam Đáng Nhớ2021-02-14T23:58:55-05:00 Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp. Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – 4 vị nữ thần hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mặt trước chùa Dâu nhìn từ khoảng sân hướng ra đường quốc lộ 17. Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân. Toà tháp có kết cấu bằng gạch mộc nung thủ công. Năm 1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng, đến nay chỉ còn lại 3. Trên tầng hai của tháp có tấm bảng khắc ba chữ “Hòa Phong tháp”. Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá có từ 1.800 năm trước. Bên trong tháp có bộ chuông khánh bằng đồng đúc lần lượt vào năm 1793 và 1817. Khi xưa, trong dân gian lưu truyền câu thơ về tháp: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”. Tháp Hoà Phong có 4 cửa vòm ở mỗi tầng. Tại các góc ở chân tháp có bệ thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18. Gian thiêu hương của chùa nằm ở chính giữa với bàn thờ đặt tượng Cửu Long, hành lang hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái Tử và Mạc Đĩnh Chi. Chùa Dâu có kiến trúc theo lối “nội công ngoại quốc” với hai hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với hậu đường (còn gọi là nhà tổ hay nhà tăng) phía sau, tạo thành tổng thể hình chữ nhật bao lấy nhà thiêu hương, thượng điện và các kiến trúc khác ở giữa. Tại nhà thượng điện, bục cao nhất của gian giữa đặt pho tượng bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, một trong Tứ Pháp, theo tín ngưỡng bản địa của người Việt kết hợp với Phật giáo Ấn Độ. Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp. Chất liệu tạo nên bộ tượng đến nay vẫn chưa có câu trả lời khoa học, chỉ dựa vào truyền thuyết là gỗ cây dung thụ. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Toàn công bố trên tạp chí Di sản văn hóa năm 2006, dung thụ có thể là một loại cây không có thật với ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn. Chất liệu làm nên bốn bức tượng theo phỏng đoán là một cây cổ thụ trong chốn rừng thiêng. Phía dưới Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên đang thực hiện một điệu múa cổ xưa. Trong ảnh là chân dung pho tượng Ngọc Nữ có niên đại từ thế kỷ 18. Đặt trước tượng Pháp Vân là hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ tạc nên tượng Tứ Pháp mà theo sự tích là hoá thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương người Luy Lâu, học trò của ông. Tiền đường của chùa là nơi đặt tượng Hộ pháp, Bát bộ Kim Cương (trong hình), Đức Ông, Đức Thánh Hiền đa phần đều có niên đại từ thế kỷ 18. Vị trí tiền đường nằm trước mặt gian thiêu hương theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Chân dung một bức tượng La Hán tại chùa Dâu. Hình tượng Thập bát La hán là chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, xuất hiện nhiều nhất ở Trung Quốc và Việt Nam trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa. Khoảng sân chùa nhìn ra tháp Hòa Phong. Tại chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm được coi là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Dâu là niềm tự hào của xứ Kinh Bắc xưa nay, đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. TGTH/ST Chia sẻ FacebookTwitterWhatsAppPinterestEmail Report Dành cho quý vị Sơ lược về tiểu bang FLORIDA nước Mỹ Florida là một tiểu bang nằm về phía đông nam Hoa Kỳ nó được tìm ra vào năm 1513 bởi nhà thám hiểm người Tây Ban nha Juan Ponce de... Hoa ban khoe sắc trắng khắp các con đường Đà Lạt Loài hoa ban đặc trưng Tây Bắc nay đã trở thành một phần của Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều du khách phương xa tìm đến thành phố sương để thưởng... Những điều ít người biết về cánh đồng muối nổi tiếng nhất thế giới Salar de Uyuni là cánh đồng muối lớn nhất thế giới và rất nổi tiếng ở Bolivia, nhiều du khách gọi đây là thiên đường trên Trái đất bởi vẻ... Du lịch Thái Lan: Thắng cảnh ấn tượng của Núi Phật Vàng Băngkok Trong số những địa điểm du lịch Thái Lan hấp dẫn ở xứ chùa Vàng thì núi phật Vàng là một nơi lý tưởng nhất. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu... Vẻ đẹp của tu viện cổ bỏ hoang ở Sa Pa Sau hơn nửa thế kỷ bị bỏ hoang, giờ đây tu viện Tả Phìn khoác lên mình một dáng vẻ bí ẩn, huyền hoặc và cuốn hút lạ thường. Nằm... Khám phá nhà thờ Mằng Lăng nổi tiếng của Phú Yên Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ lâu đời nhất của Việt Nam.... Những cái “nhất” của Tháp truyền hình Quảng Châu, Trung Quốc Tháp truyền hình Quảng Châu (tên tiếng Trung: “Canton Tower”) được coi là biểu tượng tự hào của thành phố Quảng Châu bởi mức đầu tư khủng và thiết kế... Ngược dòng Gò Công hứng đầy sản vật! Kể cả ngày vẫn chưa hết bao đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ “Khổng... Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài... Vương cung Thánh đường Sở Kiện Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến... Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ? Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống... Phong thủy góp phần giúp vương triều chúa Trịnh kéo dài suốt 12 đời “Tiên tích đức, hậu tầm long”, thuật phong thủy chủ yếu chỉ có thể giúp người có đức. Giai thoại xưa truyền lại rằng các đời vua chúa đều do... Vài Nét Về Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam Từ thời xa xưa, với điều kiện thiên nhiên trù phú, Người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng thiên nhiên... Cây có biết “ngủ” không? Cây cối có thể phát triển, có thể chết đi, vậy bạn đã bao giờ tự hỏi liệu rằng cây có biết ngủ hay không? Đây cũng chính là thắc... Tuổi thơ đen tối của sát thủ tàn bạo nhất thế giới Pedro sinh ra khi cha mất, mẹ phải bán thân nuôi 13 đứa con. Bỏ nhà đi năm 8 tuổi, Pedro phải bới rác tìm đồ ăn và sớm nuôi... Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ... PHẢI MÊ… PHÊ… MÃI (PHẢI MÊ!) oOo Rượu thì thích Đế… chẳng mê Bia! Cốt rủ… cà phê đá khỏi chìa Nhứt nướng, nhì chiên hàng đủ chỉa Tam xào, tứ hấp... 10 cách đánh thức bản thân khi bị bóng đè “Bị bóng đè” là một hiện tượng không ít người gặp phải, nó khiến người ta cảm giác sợ hãi, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Dưới đây là... Nguồn gốc cách xưng hô “Bệ Hạ” và “Vạn Tuế” “Bệ hạ” vốn là chỉ bậc lên xuống trong cung điện, cũng chỉ bậc lên xuống trước ngai vàng của hoàng đế. Vua Thiệu Trị và Vua Tự Đức (... “Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì? Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng... Tác hại của sóng điện thoại di động lên cơ thể người Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của các thiết bị di động, và điện thoại di động cũng không nằm ngoài mà thậm chí còn đứng đầu danh sách... Chuyện về giao thông ở nước Mỹ: Lạ mà không kỳ (tt) Người dân Mỹ có ý thức rất cao khi tham gia giao thông, họ chấp hành luật rất nghiêm chỉnh mà không cần đến sự tác động của cảnh sát....