Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam.

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng Long Tự (đường 23/10, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) nằm dưới chân đồi Trại Thủy. Được xây dựng năm 1886, chùa trải qua nhiều lần trùng tu, hiện là điểm tham quan nổi tiếng, rộng hơn 3.000 m2.

Kiến trúc chùa đậm chất Á Đông, với nhiều cây cối xung quanh. Chánh điện không quá nguy nga, nằm ở vị trí trung tâm.

Bậc tam cấp lên chánh điện đặt hai tượng rồng bằng đá.

Chánh điện rộng hơn 1.500 m2. Nhà chùa quy định, du khách phải mặc quần dài mới được tham quan chánh điện, nhằm giữ nét uy nghiêm nơi cửa Phật.

Bên trong chánh điện còn đặt một tượng Phật bằng đồng ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg.

Để lên đồi thăm những bức tượng Phật, du khách phải leo 193 bậc tam cấp.

Bậc tam cấp thứ 44, chùa đặt tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, xây dựng năm 2003. Đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm Phật.

Trên đỉnh đồi Trại Thủy, pho tượng Kim Thân Phật tổ (tức tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, cao 24 m, xây năm 1963. Sách kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận đây là “tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Khi mới xây dựng, tượng Phật ở chùa vào top lớn nhất miền Trung. Khách đi đường sắt, đường bộ từ đều nhìn thấy tượng uy nghi trên đỉnh đồi.

Xung quanh đài sen đặt tượng Kim Thân Phật tổ tạc chân dung hòa thượng Thích Quảng Đức và 6 vị hòa thượng khác đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm năm 1963.

Sau lưng bức tượng Kim Thân Phật tổ có lối vào, hai bên cửa tạc tượng hai vị thần hộ pháp.

Không gian bên trong đài sen nhỏ, xung quanh điêu khác nhiều tượng Phật. Công trình này được xây dựng sau năm 1975, khi bức tượng Kim Thân Phật tổ hoàn thành.

Từ đỉnh đồi, du khách còn nhìn thấy toàn cảnh thành phố Nha Trang.

Chùa Long Sơn thường nằm trong lịch trình du lịch của khách khi đến Khánh Hòa. Người dân trong vùng có bài ca dao ca ngợi danh thắng này: “Ai về viếng cảnh Khánh Hoà/ Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên/ Kim thân Phật tổ nhớ lên / Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời”.

Một gánh mì tử tế ở Hội An

Nhiều năm nay cái gánh mì Phú Chiêm của chị Cưng đã “cưa chân” để trụ ở xế phía bên kia đường của Charming Hoi An homestay 384A Cửa Đại,...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Kỷ niệm về ‘Xóm Đêm’ – Đường về canh thâu

Tôi nhắm mắt lại và lạy Chúa : “Đừng để con nghe bản nhạc này thêm lần nữa” Da diết thâm trầm và khiến lòng đổ lệ, đêm mùa đông...

Vì sao chân dung trên đồng xu là hình bán diện còn trên tiền giấy là hình trực diện?

Việt Nam đã ngừng đúc và lưu thông tiền xu từ năm 2011, nhưng loại tiền này lại khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Ngay từ thế...

Chu Văn An – Người thầy chuẩn mực của người Việt

Người thầy tài giỏi, nghĩa khí bậc nhất lịch sử Việt Nam khiến quỷ thần cũng muốn bái sư học đạo. Có bài thơ rằng: “Sông Đằng một dải dài...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P7, 8, 9)

CHƯƠNG VII. THIÊN NHIÊN THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC Địa bàn phân bố của các trống đồng Đông Sơn cùng tất cả các tài liệu khác: tài liệu khảo cổ học,...

Những bức ảnh về Việt Nam thời Pháp thuộc

Những bức ảnh dưới đây là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản...

Hà Nội có diện mạo như thế nào trong các bản vẽ xưa?

Cuối năm 2018, Trung tâm Lữu trữ Quốc gia I (số 18 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức triển lãm Hoài niệm phố Hà Nội, giới...

Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

Trà Tầu và ấm Nghi Hưng

Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt Nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái...

Vì sao có tục đốt vàng mã?

Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và...

Exit mobile version