Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tặng con lá cờ ở vạch đích hay những lời động viên trong suốt cả chặng đường?

Hẳn nhiên, với cách vận hành của nền giáo dục hiện tại, hiếm có ai cưỡng lại được một cuộc trao giải huy hoàng ở vạch đích. Nhưng nếu thành tích, huy chương và giải thưởng là những tiêu chí duy nhất mà nhà trường chú tâm vào, khía cạnh “phát triển con người” sẽ bị bỏ lỡ.

Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Carol Dweck, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford đã chỉ ra rằng “Những đứa trẻ hiểu rằng nỗ lực và làm việc chăm chỉ là con đường dẫn tới sự làm chủ và phát triển thường tỏ ra sẵn sàng đón nhận các thử thách mới, và do đó, có nhiều cơ hội để thành công hơn.”

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Carol Dweck cũng có nói “nên khen ngợi nỗ lực và tiến bộ một cách cụ thể (tư duy phát triển), không khen trí thông minh hay sự giỏi giang vì như thế con sẽ dừng lại mọi cố gắng của mình và dễ dàng thỏa hiệp với hiện tại (tư duy cố định)”.

Phải chăng hơn cả những tấm huy chương và thành tích, chúng ta cần ghi nhận những cố gắng, nỗ lực và sự tiến bộ hàng ngày của con bằng nhiều hình thức khác nhau?

Liệu chúng ta đã từng ghi nhận, vinh danh trẻ em vì những điều nhỏ bé các con đã làm được như: con đã ăn rau và uống nước nhiều hơn; con đã luôn cười thật tươi và sẵn lòng giúp đỡ các bạn; con đã giúp các bạn khác dọn dẹp ngăn bàn… Những điều tưởng như bình thường nhưng lại là thử thách lớn đối với người khác vì vậy việc ghi nhận các con chính là ghi nhận khả năng vượt lên giới hạn của bản thân mình. Đây cũng chính là quan điểm khen thưởng và vinh danh tại trường Phổ thông liên cấp Olympia. Với các giáo viên Olympia, vinh danh là một quá trình ghi nhận sự tiến bộ và trưởng thành của các con ở mọi mặt.

Học sinh tặng cây cho giáo viên Tiểu học Oympia trong dịp lễ 20/11

“Thật ra, chúng tôi luôn nhìn các con là “trẻ em” nhiều hơn là “học sinh” như cách gọi thông thường. Nghe có vẻ không mấy khác biệt, nhưng thực ra, khi nhìn nhận các con là những đứa trẻ, bạn sẽ thấy bao la những điều xung quanh chúng: có bạn bè, có xúc cảm tâm lý, có nỗi sợ hãi cần vượt qua, có những ràng buộc kỷ luật… chứ không đơn thuần là những bài thi và điểm số. Cái mà chúng tôi xây dựng là một môi trường để trẻ em được lớn lên, chứ không chỉ là một ngôi trường để học sinh học tập. Xuất phát từ điểm nhìn đó, chúng tôi thấy rằng chỉ đưa ra một lời khen ở vạch đích thôi thì thật nông sáo. Phải nhìn nhận những cố gắng, tiến bộ của các con bằng tất cả điểm chạm, bằng tất cả giác quan, bằng sự dốc lòng và chăm chú, để mỗi lời vinh danh đều mang theo một sự tận tâm ghi nhận, từ đó củng cố niềm tự tin và tự hào về bản thân trong mỗi đứa trẻ.” Cô Nguyễn Thị Hằng, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Olympia chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Hằng, Ban giám hiệu Tiểu học Olympia trong chương trình gặp gỡ Phụ huynh lớp 1

Mỗi học sinh không phải là một cá thể đơn lẻ mà là một phần của mạng lưới các mối quan hệ, là những trẻ em với nhiều “vai” khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, học sinh Olympian được ghi nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau: “Tôi với Tôi” – ghi nhận những tiến bộ của học sinh đối với chính bản thân mình; “Tôi với Người khác” – vinh danh sẽ tập trung vào việc ghi nhận năng lực tương tác và duy trì mối quan hệ tích cực dựa trên nền tảng của sự tôn trọng và thấu cảm, đề cao những hành động cư xử thân thiện, tích cực với người xung quanh; “Tôi với Cộng đồng” – dành cho những bạn có hành động thúc đẩy hay truyền cảm hứng cho một tập thể.

Học sinh Olympia được hướng dẫn để nhận thức về bản thân – người khác – cộng đồng từ sớm

Cô Nguyễn Thị Hằng, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Olympia cho biết: “Nếu bạn muốn học sinh của mình có nhiều hành vi mong đợi thì hãy tập trung củng cố những hành vi tích cực thay vì điều chỉnh những hành vi tiêu cực. Chính vì vậy, trên con đường giáo dục, chúng tôi tập trung vào việc củng cố những điều tích cực ở học sinh bằng nhiều cách khác nhau và đương nhiên chúng tôi không thể bỏ qua một công cụ “quyền năng”: khen ngợi. Giờ đây, tại Olympia, chúng tôi “khen” các con vì những hành động đẹp, sự tiến bộ trong cả hành trình học tập và trưởng thành của các con chứ không phải chỉ chờ đợi các em ở vạch đích để phát cờ. Thử thách của mỗi đứa trẻ phải đối mặt là khác nhau, do vậy, hành trình tiến bộ, vượt qua giới hạn bản thân như một cuộc chạy bộ bậc thang lên xuống nhiều nấc, mà điểm tiếp sức của đường chạy dài này chính là những ghi nhận từ người lớn.

Điều thứ hai khi chúng tôi suy nghĩ sâu xa về việc khen ngợi, đó là cả quá trình tạo ra một cơ hội kết nối giữa người lớn với trẻ em nhiều hơn. Để khen ngợi được từ những điều nhỏ nhất như vậy, chúng ta bắt buộc phải ở bên cạnh và chăm chú quan sát. Ví như việc một học sinh được ghi nhận vì con đã bắt đầu ăn nhiều rau hơn, nếu giáo viên không đủ tinh ý và quan tâm tới từng chi tiết nhỏ của từng cá nhân học sinh trong mỗi giờ ăn trưa, làm sao cô có thể nhận ra khó khăn của con để giúp con mạnh dạn vượt qua thử thách ăn rau của bản thân.”

Tiểu học Olympia khuyến khích học sinh quan tâm tới môi trường và hình thành những thói quen lành mạnh

Trường Olympia là trường phổ thông liên cấp, đào tạo từ tiền tiểu học tới lớp 12. Trường phát triển theo mô hình trường học tương lai, chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào một thế giới đang thay đổi, hướng tới sự phát triển bền vững. Với lịch sử phát triển trên 14 năm, Olympia ghi dấu ấn là đơn vị tiên phong trong tiếp cận và vận dụng các nội dung và phương pháp giáo dục hiện đại của thế giới tại Hà Nội. Học sinh tốt nghiệp Olympia đang tự tin theo học tại 17 quốc gia trên thế giới. Tham khảo thông tin về trường PTLC Olympia theo link sau:

Ai… hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Mỹ thuật thời kỳ Hùng Vương

Phần trước chúng ta nói về mỹ thuật việt nam “thời kỳ hình thành cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa”, tức là thời tiền sử. Ngay sau thời...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Pháp thuộc

Tôi xin hỏi: phải chăng ngày xưa, ông bá hộ là ông nhà giàu cung cấp cho nhà nước được một trăm người lính hay là chỉ có mười người?...

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa...

Thanh niên Việt Nam uống rượu bia dẫn đầu các nước Đông Nam Á

Đây là số liệu được đưa ra trong báo cáo “Tổng quan về chính sách phúc lợi của thanh niên Việt Nam” Theo báo cáo, ngày càng có nhiều thanh...

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 2 – Đất đai phì nhiêu

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn...

Tượng đài trước năm 1975 ở Sài Gòn

Nơi đặt tượng Trần Hưng Đạo, Phù Đổng Thiên Vương, An Dương Vương hay Trần Nguyên Hãn là những địa điểm quen thuộc với người dân Sài Gòn. Mỗi tượng...

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi...

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của vương quốc Champa

Cuộc xung đột nội bộ diễn ra liên tục nhiều thế kỷ là một nguyên nhân quan trọng đưa vương quốc Champa đến chỗ diệt vong. A – VẤN ĐỀ...

Gỏi Nham Gò Công – Món ngon tiến cung

Gỏi là món ăn trong bộ tứ: Nem-Bì-Chả-Gỏi, "bốn ăn chơi", có mặt trong các bữa tiệc sang trọng của người có tiền ngày xưa. Nước mình ở đâu cũng...

Exit mobile version