Những hình ảnh dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các địa danh được in trên tờ tiền Việt của chúng ta.

1. Tờ 200 Đồng – Cánh đồng 5 tấn

Hiện nay tờ 200 đồng đã ngừng lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chắc hẳn sẽ không ai có thể quên được hình ảnh lao động trên cánh đồng của người nông dân được in trên tờ tiền này. Hình ảnh trên tờ tiền chính là cánh đồng 5 tấn ở Thái Bình. Thái Bình được mệnh danh là “quê hương 5 tấn” vì năm 1965 tỉnh đã đạt kỷ lục về năng suất lúa thu hoạch 5 tấn/ha trên toàn miền Bắc. Giai đoạn 1965-1975, Thái Bình đã cung cấp hơn một triệu tấn thóc cho nhà nước. Thái Bình đã được Chính phủ gửi thư khen ngợi và vinh danh là “Thái Bình dốc lòng chi viện tiền tuyến”.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Là đất nước nông nghiệp nên những cánh đồng lúa đã trở thành đặc sản của Việt Nam.

2. Tờ 500 Đồng – Cảng Hải Phòng

Theo Wikipedia, Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam, nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện Cửa ngõ Quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Cảng Hải Phòng là hình ảnh được in trên tờ tiền 500 đồng.

3. Tờ 1000 Đồng – Tây Nguyên

Từ xưa cha ông ta đã thuần hóa những chú voi để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, văn hóa của nước ta. Đặc biệt đến với vùng đất nắng gió Tây Nguyên, cảnh cưỡi voi kéo gỗ đã trở thành đặc sản của vùng đất nơi đây.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ ở Tây Nguyên được in trên tờ 1000 đồng.

4. Tờ 2000 Đồng – Nhà máy dệt Nam Định

Nhà máy dệt là một trong hai địa danh của tỉnh Nam Định được in trên những tờ tiền 100 đồng và 2000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.  Năm 2016, nhà máy bắt đầu được phá dỡ và được thay thế bằng khu Liên hợp Dệt may hiện đại hơn tại Thành phố.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Trên tờ tiền là hình ảnh công nhân đang làm việc tại nhà máy dệt Nam Định.

5. Tờ 5000 đồng – Thủy điện Trị An

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984. Nhà máy được khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991. Công trình thủy điện Trị An có ý nghĩa lớn về kinh tế, là thủy điện đa mục tiêu, đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và điều tiết lũ.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Nhà máy có 4 tổ máy với tổng công suất thiết kế 400 MW, có ý nghĩa kinh tế lớn đối với quốc gia.

6. Tờ 10.000 Đồng – Mỏ dầu Bạch Hổ

Mỏ dầu Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Mỏ dầu này nằm phía Đông Nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro khai thác thương mại từ giữa năm 1986, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô ở Việt Nam.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Hình ảnh mỏ dầu Bạch Hổ được in trên tờ tiền 10.000 đồng.

7. Tờ 20.000 đồng – Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

8. Tờ 50.000 Đồng – Nghênh Lương Đình

Nghênh Lương Đình ở Thừa Thiên Huế là một công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn, dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Trước đây, người ta phải ngăn con đường đi từ cửa Thể Nhơn ra Nghênh Lương Đình để không cho ai qua lại hoặc thấy mặt vua.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình cũng đã qua nhiều lần tu bổ và trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.

9. Tờ 100.000 Đồng – Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được biết đến là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam và là nơi đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho Đất nước. Ngoài ra, nơi đây còn là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của Thế giới.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội và được thấy ở mặt sau tờ tiền 100.000 đồng của Việt Nam.

10. Tờ 200.000 đồng – Hòn Đỉnh Hương

Hòn Đỉnh Hương là một hòn đảo nổi tiếng nằm trong vịnh Hạ Long và là một nơi được đánh giá là tuyệt tác của tạo hóa. Nó mang hình dáng của đỉnh lư hương cùng dáng vẻ bề thế khiến khách du lịch dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh chiếc lư hương khổng lồ đặt trên bốn phiến đá mảnh mai nhưng thực ra thì lại rất vững chắc.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Hòn Đỉnh Hương được đưa vào hình ảnh tượng trưng cho đồng tiền 200.000 đồng để thể hiện được một phần quan trọng của hòn đảo mang hình tượng linh thiêng này.

11. Tờ 500.000 đồng – Nhà 5 Gian Làng Sen

Là một người con của Dân tộc Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết đến ngôi nhà gỗ 5 gian ở Làng Sen. Làng Sen thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An và cho dù có trải qua cả thế kỷ nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với hình ảnh Bác vẫn được cất giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương cho mọi những thế hệ.

Có bao giờ bạn cầm đồng tiền Việt Nam và tự hỏi: Hình vẽ trên đó ở đâu ra?
Hình ảnh ngôi nhà gỗ 5 gian ở Làng Sen được lưu giữ trên tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng.