Những quan điểm khác nhau trong vấn đề quản lý và phát triển cửa tiệm của các chủ nail salon sẽ quyết định sự thành bại của tiệm trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Kinh doanh tiệm nail là niềm đam mê và ước mơ của hầu hết cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ cũng như ở các nước khác. Đó còn là nơi bắt nguồn cho những hoài bão sẽ trở thành hiện thực của những người trẻ tuổi, khởi nghiệp sẽ thành công trong tương lai. Bắt đầu việc mở tiệm nail đòi hỏi chủ tiệm cần có đủ số vốn, kiến thức, khả năng quan sát vị thế xung quanh và kỹ năng quản lý tiệm thật tốt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có suy nghĩ điều hành cửa tiệm theo hướng đi đúng đắn, sự khác biệt giữa quan điểm tích cực và tiêu cực của các chủ tiệm nail sẽ là mấu chốt quyết định sự thành bại của tiệm. Hãy cùng Thepronails xem xét những khác biệt trong cách quản lý tiệm là gì nhé!

Thương trường là nông trường, không phải chiến trường

Chúng ta thường nghe nói thương trường như chiến trường. Quan điểm này tạo ra những xung đột giữa các cửa tiệm và mâu thuẫn giữa các thợ trong tiệm, đồng thời khách hàng cũng là đối thủ cần chiếm đoạt. Mọi việc làm dựa trên quan điểm thắng thua, được mất.

person holding blue electronic component

Song song có người lại cho rằng thương trường như nông trường. Quan điểm của họ là tạo cho mình đội ngũ nhân viên sẵn sàng đáp ứng môi trường và nhu cầu mới của thị trường. Họ hợp tác với các tiệm khác, hay thậm chí là cả đối thủ cạnh tranh để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Họ tiên phong khám phá những giá trị mới, chất lượng dịch vụ khác để mang lại lợi ích cho khách hàng. Là một chủ tiệm, bạn cần đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu vì giữ được chân của khách nghĩa là bạn đang nắm giữ doanh thu một cách ổn định.

Cửa tiệm là cộng đồng, không phải là cái máy

Có những chủ tiệm xem cửa tiệm của mình là cái máy vận hành để hái ra tiền, còn nhân viên là bộ phận của cái máy để họ điều khiển. Ngược lại, với ai xem tiệm nail là một cộng đồng hòa nhập thì sẽ lựa chọn những nhân viên có ước mơ, hy vọng rồi cùng các thợ kết nối thành tập thể, cùng nhau làm việc và phát triển cửa tiệm. Chủ tiệm tốt bụng còn khuyến khích thợ phát huy tài năng để đem đến thành công cho cả tập thể, giúp tiệm khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường.

Quản lý là phục vụ, không phải sai khiến

Có những chủ tiệm muốn thợ của mình làm đúng theo ý mình, quát tháo thợ mỗi khi họ làm sai điều gì đó. Kết quả là thợ luôn chỉ ngồi nghe, chờ xem chủ nói gì chứ không bao giờ có tinh thần làm việc nữa.

Nhưng cũng có chủ tiệm lại có suy nghĩ khác biệt. Họ đưa ra chỉ thị và rồi cung ứng mọi nhu cầu cần thiết để thợ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất. Chủ tiệm cho phép thợ góp ý vào cách làm việc chung của tiệm, lắng nghe thợ trình bày về vấn đề nào đó, họ chỉ tham gia giải quyết khi thật sự cần thiết. Phong cách quản lý thợ như vậy sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa chủ và thợ, hai cá thể sẽ trở thành những người quan trọng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc kinh doanh và phát triển tiệm nail.

Thợ là người bạn đồng hành, không phải là trẻ con

Chủ xem thợ là những đứa trẻ con, không hiểu chuyện và không thể tin tưởng giao việc thì dù thợ có làm như thế nào đi nữa, bạn vẫn cảm thấy không hài lòng. Điều này có thể làm thợ thấy tự ái, chẳng muốn làm gì khác ngoài các việc rất đơn thuần và căn bản.

Còn với những chủ coi thợ như là người bạn đồng hành, chững chạc và có tư cách thì thợ sẽ thấy tự tin hơn khi làm, kết quả là thợ sẽ dốc hết sức lực và trách nhiệm vào công việc của mình.

Thay đổi đồng nghĩa với sự phát triển, không phải là phiền hà

Những chủ tiệm đã quen việc, luôn xem việc thay đổi cơ cấu tiệm là những phiền phức, khó khăn. Họ cố bám lấy những gì mình biết, chỉ đi theo những xu hướng truyền thống mà không chịu cập nhật những cái mới, đến khi bắt tay vào làm thì đã quá muộn.

Ngược lại, các chủ tiệm thành công luôn hiểu được rằng muốn phát triển thì cần phải thay đổi, nhất là sự đổi mới theo hướng tích cực. Họ hiểu rằng cách thay đổi để thành công phải phụ thuộc vào sáng kiến mới, độc đáo và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thợ.

Lựa chọn cách quản lý và phát triển tiệm nail theo hướng đi nào là tùy thuộc vào lối suy nghĩ của mỗi chủ tiệm. Trong thị trường nail hiện nay, gia tăng giá trị để thu hút khách hàng mới là việc quan trọng cần được ưu tiên, kế đó là những phương thức tiếp thị và quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của tiệm.

Thepronails.com