Cột sống giữ vai trò quan trọng và được xem là trụ cột của cơ thể. Các bệnh lý liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, vẹo cột sống… đã khiến cho người bệnh gặp phải không ít phiền toái trong cuộc sống. Phẫu thuật cột sống là phương pháp được nhiều bệnh nhân nghĩ đến với mong muốn loại bỏ dứt điểm các cơn đau. Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống là một liệu pháp khá nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Vậy người mắc phải các bệnh lý về cột sống cần có cách điều trị nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời hoàn chỉnh nhất.

Những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn trong việc phẫu thuật cột sống

  • Rủi ro từ việc gây mê

Hầu hết các phẫu thuật cột sống đều kéo dài trong nhiều giờ. Chính vì thế, các ca phẫu thuật đều được thực hiện với sự gây mê toàn thân. Người bệnh sẽ được cho dùng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch và ngủ thật sâu trong suốt quá trình phẫu thuật để không cảm thấy đau.

Tuy nhiên, việc gây mê toàn thân rất hiếm vì nó có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ, tổn thương não hoặc những biểu hiện thường gặp như buồn nôn, đau họng, khô miệng, ớn lạnh… Những biến chứng này do các phản ứng của thuốc hoặc điều kiện y tế gây ra.

  • Rối loạn đông máu

Bệnh nhân trải qua các cuộc phẫu thuật có liên quan đến cột sống, xương chậu hoặc chi dưới, có nguy cơ xuất hiện tình trạng cục máu đông bên trong tĩnh mạch ở chân khá cao. Đây được gọi là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Sau phẫu thuật, cơ chế đông máu của cơ thể hoạt động tích cực vì nó đang cố gắng cầm máu. Ngoài ra, một số tổn thương ở các mạch máu xung quanh vị trí phẫu thuật cũng có thể gây ra tình trạng đông máu.

Hiện tượng rối loạn đông máu có thể xảy ra trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Dấu hiệu cảnh báo thường thấy nhất là sưng ở bắp chân, mắt cá chân và bàn chân. Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vị trí phẫu thuật và xuất hiện vết máu đỏ trên da.

  • Nhiễm trùng

Mọi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Ban đầu, tình trạng nhiễm trùng sẽ chỉ xảy ra ở vết mổ, tuy nhiên nó có thể lan rộng hơn đến các khu vực xung quanh tủy sống và đốt sống. Nếu sau phẫu thuật, vết thương trở nên sưng đỏ, lên mủ chảy nước vàng, không lành lại, bệnh nhân còn đi kèm các triệu chứng như sốt và run rẩy thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị. Nhiễm trùng vết thương bề mặt thường có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm trùng vết thương sâu hơn sẽ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các kiểm tra để tầm soát sự lây lan. Trong trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ các mảnh ghép, ốc vít kim loại đã lắp.

  • Có thể không trị được tận gốc

Sau phẫu thuật cột sống, quá trình phục hồi của người bệnh bắt đầu. Tuy nhiên, đây được xem là một quãng thời gian rất dài, đầy thách thức và đau đớn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cột sống có thể không hoàn toàn làm giảm hoặc giải quyết cơn đau tận gốc, một số bệnh lý về cột sống vẫn có thể tái phát.

Với những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cột sống nhưng không thành công, việc thực hiện tiếp một ca phẫu thuật mới là điều không thể. Chính vì thế, lựa chọn tốt nhất cho những ai mắc phải bệnh lý về cột sống lúc này chính là những phương pháp trị liệu bảo tồn lành tính.

Giải pháp nào cho người mắc bệnh về cột sống?

Tại phòng khám ACC, với phương châm điều trị: “Chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”, người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Trị liệu Thần kinh Cột sống đã ra đời hơn 120 năm tại Mỹ, được xem là phương pháp mang đến hiệu quả điều trị tối ưu và phù hợp với nhiều đối tượng nhạy cảm như: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và cả người đã từng phẫu thuật cột sống thất bại.

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý hệ thần kinh cột sống là hệ thần kinh quan trọng bậc nhất vì nó bao gồm rất nhiều dây thần kinh xuyên suốt cả cơ thể. Sự sai lệch các đốt sống sẽ tác động trực tiếp lên các dây thần kinh đi ngang qua nó. Khi các tín hiệu truyền dẫn qua dây thần kinh bị rối loạn sẽ dẫn đến việc phát sinh các chứng bệnh khác nhau như đau nhức, sưng viêm, lâu dần có thể dẫn đến các cơ bị thoái hóa.

Cụm từ Chiropractic trong tiếng Anh được hiểu là dùng đôi tay để chữa trị. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống sẽ tiến hành nắn chỉnh cột sống, chữa lành các sai khớp nhẹ nhằm giải phóng các áp lực đè lên các đốt sống cũng như các chèn ép đè lên dây thần kinh giúp khôi phục đường cong sinh lý vốn có của cột sống.