Theo anh Ba, Tám Bò học làm chồng
Vào hắc điếm cho biết động bàng tơ
Sau khi sắm máy bay Morane và mướn phi công kiêm thợ máy cho ông Hội đờng. Cậu Ba lo kiếm vợ cho cậu Tám. Cậu xin phép đưa “chú Tám” lên Sài Gòn để “học làm chồng”. Bà Hội đồng cười ngất:
– Mầy nói cái gì lạ vậy hả thằng Ba? Học làm chồng là sao? Hồi cưới tao, tía mầy đâu có học làm chồng như mầy vừa nói đó.
Ông Hội đồng cũng cười theo vợ và chăm chú nghe Cậu Ba giải thích:
Bà Ngô Thị Đen, người vợ chính thức đầu tiên có cưới hỏi đàng hoàng của Công tử Bạc Liêu
– Chuyện gì cũng phải học. Mỗi thời mỗi khác đó mà. Như chuyện lấy vợ lấy chồng. Hồi đời ba mà hễ ưng ai là một hai đòi cưới. Cậy nhờ ông mai hay bà mai. Nhà nghèo thì làm một lễ vừa hỏi vừa cưới cho gọn và đỡ tốn kém, Còn nhà giàu thì phải sáu lễ hẳn hòi. Rườm rà phiền phức lắm. Đúng là phú quý sanh lễ nghĩa.
Bà HỘi đồng cắt ngang:
– Mầy nói chuyện bây giờ đi.
– Bây giờ chuyện gì cũng phải học. Ngành nghề gì cững phải học. Khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến, khôg học là lạc hâu. Làm ruộng phải biết giống lúa nào ngắn ngày, năng suất cao, nơi đất trũng ngập lúa phải trồng giống lúa nào, nơi đầu sóng ngọn gió phải trồng giống nào thân ngắn và cứng, gặp gió to không gãy ngọn.
Cậu Hai Đinh lắc đầu:
– Nhè dân nhà nông mà mầy nói chuyện chọn giống. Mầy vẽ bùa trước cửa Lỗ Ban rồi. Nên nói chuyện học làm chồng của mầy đi.
– Ờ thì mình nói chuyện đó đây. Học làm chồng rất cần để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Cái trước tiên kà vấn đề tâm lý. Người chồng phải có đủ điều kiện, đẻu ưu thế để tạo uy thế với bên vợ. Các ưu thế đó là sức khoẻ. KHông có sức khoẻ thì không có hạnh phúc lứa đôi. Đó là điều kiện thứ nhất.
Tám Bò cười thích thú:
– Cái đó mình dư sức qua cầu.
– Thứ hai là hoàn cảnh sanh sống. Người chồng phải có nghề chuyên môn, có thu nhập hàng tháng ổn định. Giới điền chủ mình thì tính theo số lúa ruộng trong năm. Cái nầy chú Tám cũng dư sức qua cầu. Cho nên cái tôi cần giúp chú Tám là sự từng trài, sự lịch lãm, bản lãnh, vốn sống. Cài nầy chú Tám nó thiếu dữ lắm.
Tám Bò giẫy nẩy:
– Mình cù lần là vì ba má nhét mình trong đồng sâu. Mình sống y chang anh từng khậu tối ngày chăm lo lúa ruộng. – Cậu xăng quần lên, lấy ngón tay cách gạch một đường lên bắp chuối, kêu lên: Lội ruộng quanh năm tới hai ống chân thấm phèn đầy mo.
Cậu Ba nói tiếp:
– Chú Tám phải bỏ tâm lý tự ti đó đi. Tự ti thì bản thân mình cũng thiếu tự tin, làm sao gieo được lòng tin nơi cô dâu và gia đình bên vợ? Tôi sẽ đưa chú Tám lên Sài Gòn trong vài tuần để chú học làm chồng. Cũng trong thời gian nầy, tôi tìm nơi xứng đáng cho chú Tám. Nếu ba ám đã chấm nơi nào, xin cho con biết để con tới tận nơi làm quen và tìm hiểu…
Bà Trần Thị Hai
Ông HỘi đồng gật gù:
– Tao với má mầy cững được nhiều người làm mối nhưng chưa chọn nơi nào.
Tám Bò xen vô:
– vai chánh là đây nè. Tía má chọn mà vai chánh không ưng thì chẳng đi tới đâu, Để chuyến này đi với anh Ba, cooi có lên cân về bản lãnh chút nào không. Còn chuyện cưới vợ thì hồi sau phân giải.
Lên Sài Gòn, Cậu Ba đưa chú Tám “thám hiểm” các “hắc điếm” trong Chợ Lớn. Tám Bò rất khoái chữ “hắc điếm” ít ai dùng, chỉ thấy torng truyện Tàu Thủy Hử, nơi bọn lục lâm thảo khấu giết du khách làm bánh bao bán cho khách phương xa. Các hắng điếm trong Chợ Lớn không có vẻ ghê rơn như trong truyện Lương Sơn. Trái lại, các hộp đêm, vũ trường, khách sạn nầy là những tòa nhà nguy nga, trang trí nội thất sang trọng, toàn pha lê huyền ảo. Nhân viên phục vụ trong hắc điếm toàn là giai nhân mỹ miều, mặc áo Hồng Kông, Thượng Hải, cổ cao mà hở hai cánh tay trần, bó sát ngực và eo, xẻ phía dưới khoe đùi thon dài. Về sau Cậu Tám mới biết đó là áo Chéong-sam, rất thịnh hành ở Hồng Kông. Thì ra các cô chiêu đãi nầy chủ thuê từ Cảng Thơm sang Sài Gòn để tạo “không khí hương xa” cho khách làm chơi Hòn ngọc Viễn Đông “đổi món”.
Hết.