Nước Mỹ là một trong những quốc gia mà người dân phải đóng thuế cao nhất thế giới. Nhưng cách đánh thuế của họ rất hợp lý, vì họ dựa trên hai phần: Chi tiêu và thu nhập.

fan of 100 U.S. dollar banknotes

Hàng năm người dân Mỹ sẽ đi khai thuế (khai thuế là một hình thức cơ bản tính toán lại trong năm đó). Tổng thu nhập – chi tiêu = thu nhập cuối cùng. Tổng thu nhập là lương hàng năm chúng ta có và các khoảng thu nhập khác như: Trúng số, đánh bài thắng với số tiền lớn…

Chi tiêu là bao gồm các khoản thuế đã đóng trong tiền lương hàng tháng như thuế liên bang, thuế tiểu bang, an ninh xã hội và thuế phúc lợi. Ngoài các khoản thuế đó thì chi tiêu cũng được tính bao gồm các loại thuế nhà, xe, tiền lãi ngân hàng… Và tất cả đều phải có giấy tờ hợp lệ.

Sau khi có thu nhập cuối cùng thì người dân dựa trên bảng thuế của chính phủ để biết phải chịu mức thuế bao nhiêu phần trăm. Tiền thuế cũng được tính như sau: Số thuế đã đóng trong tiền lương – tiền thuế của thu nhập cuối cùng = Tiền nhận lại hoặc phải đóng cho chính phủ.

Ví dụ một người có thu nhập 39.000 USD/năm, họ phải chịu mức thuế 22% trên mỗi kỳ lương có được. Cuối năm khai thuế, sau khi khấu trừ chi phí thì thu nhập họ còn lại 30.000 USD. Với mức thu nhập 30.000 USD, họ chỉ chịu mức thuế 12% nhưng vì họ đã đóng 22% vào mỗi kỳ lương nên họ sẽ được nhà nước trả lại tiền thuế dư đã đóng. Đa phần những người có con cái hoặc chưa có nhà thì cuối năm được hoàn tiền thuế rất nhiều.

Qua đó, tôi nghĩ rằng các ban ngành trước khi áp dụng các khoản thuế nào đó thì phải tìm hiểu rõ hơn về quyền lợi của người đóng thuế. Chúng ta không thể chỉ nhìn vào việc áp dụng thuế của một quốc gia nào đó mà quên đi rằng người dân đã chịu chi phí rất nhiều so với các quốc gia khác.