Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện về hai ngọn thác tuyệt đẹp của Đà Lạt bị con người bức tử

Thác Liên Khương và thác Gougah là hai ngọn thác kỳ vĩ nằm trên sông Đa Nhim, từng được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Tiếc là cả hai ngọn thác này đã bị xóa sổ hoàn toàn bởi con người.

Thác Liên Khương 

Thác Liên Khương hay thác Liên Khang, có tên cũ là Liên Khàng (Liêng: thác; Khàng: ong vò vẽ hay kiến vàng), tại ngã ba Liên Khương, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Thác nằm ngay cạnh quốc lộ 20 từ TP HCM lên Đà Lạt, cách Đà Lạt chừng 27km, cách sân bay Liên Khương khoảng 1km.

Thác rộng khoảng 200m, cao 50m, vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô, thác có ít nước. Đây là một ngọn thác hùng vĩ ở Lâm Đồng, gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2 thác Gougah và thác Pongour, thác Liên Khương là một trong 3 thác nước đẹp trên sông Đa Nhim.

Tương truyền nơi đây vốn là khu rừng nguyên sinh có con suối thơ mộng chảy qua. Trên cây có lắm quả ngọt dành cho người và khỉ. Dưới suối có nhiều cá đến nổi dân làng ăn không hết. Vì lý do đó mà lũ kiến vàng từ vùng núi xa xăm nào đó kéo về ngụ cư. Bởi cuộc sống sung túc nên kiến vàng ngày càng đông. Chúng làm tổ và chiếm vị trí độc tôn khiến người dân bản địa lại thiếu cái ăn. Dân làng phải bắt buộc cầu cứu thần lửa. Nhưng thần lửa càng đốt nhiều thì lũ kiến càng sinh sôi. Thần lửa kiệt sức đành chịu thua. Lũ làng lại dâng lễ vật, đâm trâu cúng Yàng và cầu xin Yàng đánh giặc Kiến Vàng. Cảm động trước lòng thành của dân làng, Yàng đã gọi thần mưa, thần Sấm Sét làm cho lụt to. Nước từ Đa Nhim như nước mắt đổ về cuốn trôi giặc Kiến Vàng. Từ đó dân chúng sống ấm no hạnh phúc. Thác Liên Khương là nơi búa sét cuối cùng đánh tan kiến chúa chạy qua đấy, tạo thành dòng thác sâu và đẹp.

Tuy được xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia nhưng hiện nay, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, thác Liên Khương đã cạn nước nên đã đóng cửa khai thác, không tổ chức phục vụ khách tham quan.

Thác Gougah

Thác còn có tên gọi là thác Ổ Gà (do người dân ở đây họ không gọi là thác “Gougah” mà họ gọi là thác “Ô Ga”, lúc đó đường xá ở đây hư hỏng, chưa trải nhựa, mặt đường có nhiều lỗ hỏng – thường gọi là ổ gà. Vậy nên, người dân ở đây hay nói đùa là thác ổ gà, từ đó quen miệng gọi là thác “ổ gà”, thuộc địa bàn xóm Chung, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Thác Gougah nằm sát quốc lộ 20 cách Đà Lạt chừng 37km.

Thác tạo thành bởi dòng Đa Nhim chảy qua thị trấn Liên Nghĩa, đến địa phận xã Phú Hội gặp đứt gãy và đổ xuống độ sâu 30m.

Theo các truyện cổ Nam Tây Nguyên, xưa kia Gougah vốn là một vực sâu kho báu của hoàng hậu Naf Biút (nước Chiêm Thành – Chăm). Naf Biút vốn người Việt, lấy vua Chăm, nàng được vua rất sủng ái, để chữa bệnh cho nàng có quần thần tâu phải xây một cung điện ngoài vương quốc Chămpa để hoàng hậu dưỡng bệnh và vua Chăm đã chấp thuận. Về sau, hoàng hậu mất, nhà vua cho chôn cất ở nơi hoang dã ấy và cho chôn theo một kho tàng vàng, ngọc để hoàng hậu dùng.

Người Sài Gòn nho nhã

Người Sài Gòn tiềm ẩn sự nho nhã có truyền thống từ rất lâu. Trong ký ức tuổi thơ, tôi thấy đàn ông ra đường mặc áo sơ mi bỏ...

Chính sách giáo dục ở Pháp và Nam Kỳ trước 1906: Những điểm đứt gãy

Tưởng chừng là giải pháp sáng suốt nhưng việc áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc chính sách giáo dục ở chính quốc vào Việt Nam đã dẫn...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Văn hóa phương tây dưới mắt một người Việt Nam bảy mươi năm trước

Nhắc lại và bàn qua một bài thơ của cụ Phạm Phú Thứ Đông phương nhật dĩ xuất, Tây thổ kê vị minh. Nha bãi tề chương phục; Quân tiền...

Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975

Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn...

Người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tổng”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói...

Ảnh để đời về cuộc sống ở thủ đô Hà Nội năm 1995

Loạt ảnh Hà Nội năm 1995 do phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam thực hiện sẽ làm sống lại ký ức của nhiều người về một khoảng thời gian đời...

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Gìn Vàng giữ Ngọc cho Tiếng Việt

Đau lòng phải giã biệt miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta mang theo được gì? Của cải, danh vọng, bà con thân thuộc, bạn bè thì không,...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Saigon – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 1

Đồng nai xứ sở lạ lùng Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Saigon-Gia Định thuở ban...

Exit mobile version