Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật

8 cung điện xa hoa bậc nhất Ấn Độ không chỉ là di sản lịch sử, mà nay đã trở thành những khách sạn siêu sang trọng.

Cung điện và biệt thự truyền thống là những thứ người ta sẽ nghĩ đến khi nói về văn hóa và di sản Ấn Độ. Các cung điện của Ấn Độ không chỉ có kiến trúc đầy cảm hứng, nội thất hoành tráng, nó còn toát lên nét ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật và cuộc sống của các thời đại hoàng gia. Dưới đây là 8 khách sạn đã từng là những cung điện có phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất nổi bật xa hoa.

1. Cung điện Umaid Bhawan, Jodhpur

Nằm ở vùng lân cận pháo đài Mehrangarh ở Jodhpur là Cung điện Umaid Bhawan. Cung điện nằm trên đỉnh núi cao nhất của thành phố Jodhpur, Chittar Hill, có 349 phòng và là nơi ở của hoàng gia Jodhpur trước đây. Cung điện được xây dựng từ giữa năm 1928 đến năm 1943, nằm trên mảnh đất diện tích 105m2. Kiến trúc của cung điện là sự kết hợp của phong cách Indo-Saracenic, Phục hưng cổ điển và Phong cách trang trí nghệ thuật phương Tây.

2. Cung điện Rambagh, Jaipur

Cung điện Rambagh của Jaipur đã từng là nhà khách hoàng gia và nhà nghỉ săn bắn trước khi trở thành nơi ở của Maharaja Sawai Man Singh II và Maharani Gayatri Devi. Cung điện khổng lồ với diện tích gần 200m2 được coi là “Viên ngọc của Jaipur”. Với kiến trúc Indo-Saracenic ở mặt trước, cung điện Rambagh là ví dụ điển hình của di sản truyền thống Rajpur với đá cẩm thạch được chạm khắc bằng tay, lan can bằng đa sa thạch và khu vườn hoàng gia Mughal.

3. Cung điện Udai Bilas, Dungarpur, Udaipur

Cung điện Udai Bilas được xây dựng vào thế kỷ 19 bởi Maharawal Udai Singhji II. Cung điện chia thành 3 khu – Raniwas, Udai Bilas và Krishna Prakash. Ngày nay, nó đã trở thành một khách sạn di sản của thành phố. Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, nghệ thuật trang trí nội thất của thế kỷ 20, cột trụ điêu khắc, đường diềm bằng đá cẩm thạch và ban công trang trí công phu, tất cả đều ghi lại cái hồn của lịch sử Rajput.

4. Cung điện Shiv Niwas, Udaipur

Cung điện hình lưỡi liềm được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dưới triều đại của Maharana Fateh Singh (1884-1930), nay đã được cải tạo tỉ mỉ thành một khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng. Cung điện được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Rajput, có nội thất khảm ngà và xà cừ, khảm thủy tinh và bích họa. Trước khi được biến thành một khách sạn sang trọng, nó là nơi nghỉ ngơi dành riêng cho các chức sắc và khách của Nhà Mewar.

5. Cung điện thành phố, Udaipur

Nép mình bên bờ hồ Pichola, Cung điện thành phố được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và đá granit. Mặc dù bắt đầu được xây dựng vào năm 1559, cung điện vẫn tiếp tục được xây dựng lại trong 4 thế kỷ tiếp theo. Nhờ đó, thiết kế kiến trúc của cung điện là sự hòa trộn của các phong cách Mughal, Rajasthani và cả phong cách Châu Âu. Quần thể cung điện có 11 tòa nhà, tất cả đều bổ sung cho nhau một cách hài hòa, mặc dù được các nhà trị vì khác nhau xây dựng.

Nội thất là một điểm nhấn đặc biệt của Cung điện với những bức tượng bằng sứ, những bức tranh khảm tinh sảo, và những hành lang lấp lánh gương và đá cẩm thạch.

6. Cung điện Samode, Jaipur

Ở phía bắc thành phố Jaipur, nép mình trong dãy núi Aravalli là Cung điện Samode ở ngoại ô làng Samode, Jaipur. Ban đầu, cung điện được xây dựng để làm pháo đài Rajput. Cung điện 475 năm tuổi được xây dựng bằng đá sa thạch và sự kết hợp của phong cách kiến trúc Mughal và Rajasthani. Hiện nay, đây là một khách sạn được cai trị bởi quý tộc Rawal Beralu, người từng giữ chức Bộ trưởng Rajasthan trong thế kỷ 19

7. Cung điện Jehan Numa, Bhopal

Được xây dựng vào năm 1890, Cung điện Jehan Numa nằm trên sườn đồi Shamla, là sự kết hợp của kiến trúc thuộc địa Anh, Phục hưng Ý và kiến trúc Cổ điển Hy Lạp. Khách sạn hoàng gia này nhỏ nhưng vô cùng xa xỉ. Cung điện có một đài phun nước khảm tuyệt đẹp, những khu vườn vương giả và đường đua dành cho những chú ngựa hoàng gia. Những bụi hoa hồng phấn, những cây hoa giấy đỏ, những cây xoài, cây jamun rợp bóng mát và những cây cọ cao vút làm cho cung điện này trở thành ốc đảo hoàn hảo cho người tìm kiếm sự sang trọng.

8. Cung điện Gogunda, Udaipur

Được xây dựng vào thế kỷ 16, khách sạn Cung điện Gogunda hùng vĩ đã từng là pháo đài lịch sử của Maharana Pratap. Khách sạn 10.000m2 tự hào có tầm nhìn tuyệt đẹp về phía dãy Aravalli và là một trải nghiệm vừa sang trọng vừa mang tính lịch sử. Kiến trúc Mewari thời trung cổ hiện diện trong mỗi tầng, những bức tranh tường, đồ gỗ và cấu trúc bên ngoài của cung điện khiến nó trở thành một thiên đường của những người yêu thích lịch sử.

 

Tại sao “con Cóc” lại “là cậu ông Trời”?

Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở...

Nguyên nhân gọi Cố Cung là Tử Cấm Thành

Cố Cung có cách gọi cũ là Tử Cấm Thành, được Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến năm Vĩnh Lạc...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Tục Ngữ – Ca Dao về ngày Tết Nguyên Đán

Chuyện xưa kể rằng: Vào một thời xa xưa lắm, người đang sống yên ổn thì một bầy quỷ dữ đến xâm lăng. Chúng dùng mưu mô quỷ quyệt chiếm...

Nguyễn Công Trứ – Một con người kiệt xuất

Làm quan qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Khởi đầu sự nghiệp làm quan với chức Hành tẩu Sử quán, sau thăng...

Hà Nội Và Tiếng Leng Keng Tầu Điện Xưa – Thu Hằng

Trong suốt nhiệm kỳ toàn quyền (1897-1902), Paul Doumer bỏ nhiều công sức để cải tiến cấu trúc thuộc địa và phát triển cơ sở hạ tầng tại Đông Dương....

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

6 quả chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Sáu quả chuông nặng trên 28 tấn, trên 100 tuổi thọ. Nằm ngang tầm với nóc nhà thờ. Cách mặt đất chừng hơn 20 thước. Được chuyên chở từ Marseille...

Nguồn gốc của câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thầy cô thường đem câu nói: “Quân sử thần tử, thần...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Một góc ấu thơ

Những ngày cuối thu, lá cuốn xào xạc theo chiếc xích lô lững thững trên con phố nhỏ ngả nắng vàng hoe. Đôi tai lỡ bắt chút thanh âm văng...

Chế ngự cơn nóng giận

Những cơn nóng giận của bản thân trước khi làm người khác tổn thương thì cũng ảnh hưởng rất xấu tới tâm trạng của chính mình. Nóng giận là một...

Exit mobile version