Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạch Dinh – Di tích của Việt Nam thời thuộc địa

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Bạch Dinh Vũng Tàu đã nhiều lần thay đổi chủ. Không chỉ đẹp về kiến trúc, tòa dinh thự còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá của thời Nguyễn.

Bạch Dinh là một dinh thự cổ đồ sộ nằm ở phía Nam núi Lớn ở TP Vũng Tàu. Công trình nằm ở vị trí cao 27m so với mực nước biển, có ba tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19.

Trên nền của Bạch Dinh từng có Pháo đài Phước Thắng, được vua Minh Mạng cho xây dựng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ.

Sau khi chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.

Đề án được chính Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và ông Toàn quyền này đã đặt tên cho dinh thự là Villa Blanche, theo tên của người con gái ông là bà Blanche Richel Doumer.

Công trình được khởi công vào năm 1898, đến năm 1902 hoàn thành. Do màu sơn trắng bên ngoài nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Từ tháng 9/1907, Bạch Dinh được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh là Dinh ông Thượng. Ảnh: Một căn phòng tiếp khách trong Bạch Dinh.

Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đưa đi đày ra đảo Réunion. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Ảnh: Một phòng ngủ trong Bạch Dinh.

Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại Hoàng đế Bảo Đại để làm nơi nghỉ mát cho ông và Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh: Căn phòng có bàn trang điểm từng được hoàng hậu Nam Phương sử dụng trong Bạch Dinh.

Sau năm 1954, Bạch Dinh được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Khung cảnh Vũng Tàu nhìn từ một cửa sổ của Bạch Dinh.

Bên cạnh giá trị lịch sử, Bạch Dinh được đánh giá là một công trình kiến trúc có tính nghệ thuật cao.

Ba mặt tường chính của tòa dinh thự có 8 bức tượng đá bán thân mang phong cách của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại gắn trên một đường viền trạm trổ tinh tế.

Dãy phù điêu hình hoa cúc trang trí dưới mỗi cửa sổ tầng trệt.

Dải tranh ghép bằng gốm sứ bao quanh 4 mặt dinh.

Cầu thang bên trong dinh.

Cầu thang dẫn xuống tầng hầm – khu vực dùng cho việc nấu nướng.

Bạch Dinh còn lưu giữ được nhiều nội thất cổ xưa như cặp ngà voi Châu Phi dài 170 cm, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải Định năm 1921, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ…

Mỗi đồ vật trong Dinh đều mang đậm dấu ấn thời gian.

Ngày nay, Bạch Dinh là một trong những địa điểm tham quan chính của du khách mỗi khi đến Vũng Tàu.

Vì sao khi ăn đồ quá lạnh lại bị “buốt váng đầu”

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa? Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong...

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo - Tạo tác trong niên hiệu...

Lý Thường Kiệt và trận đại thắng trên sông Như Nguyệt

Lý Thường Kiệt vốn có họ và tên thật là Ngô Tuấn, người làng Bắc Biên, xã Phúc Xá (nay thuộc xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội), sau...

Đường Hai Bà Trưng trước năm 1975

Đường Hai Bà Trưng là con đường huyền bí và nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Hãy khám phá những nét độc đáo của cung đường huyền thoại này. Hãy...

Tam Đa “Phúc-Lộc-Thọ” là ai?

Tam Đa là biểu tượng tốt đẹp mà con người luôn muốn có với hy vọng mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc. Nhưng câu chuyện và ý...

Loạt ảnh hiếm có về nữ sinh Đồng Khánh ở Huế năm 1942

Trường Đồng Khánh là ngôi trường của các thiếu nữ con nhà quyền quý ở Huế thời thuộc địa. Nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng về sự quý phái và...

Về hoàn cảnh ra đời bài hát Căn Nhà Màu Tím của nhạc sĩ Hoài Linh

Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ Dáng xinh xinh một người. Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen Em mới cho mình biết...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Cách tính ngày tiết, ngày trực và ngày nhị thập bát tú

Cách tính ngày tiết: Một năm có 24 khí tiết. Khí tiết phù hợp theo dương lịch. Đối chiếu khi tiết với ngày dương lịch hàng năm chỉ chênh lệch...

Tên Đường Phố Sài Gòn Xưa & Nay

Để nhớ một thời… Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương… (Bà Huyện Thanh Quan) Tên đường phố Sài Gòn: xưa (thời Pháp...

Nhớ những Tết xưa

Cứ mỗi độ xuân về là những người hoài cổ không khỏi nuối tiếc về những cái Tết truyền thống… Đường phố ngày Tết Tết xưa không thể thiếu pháo...

Chữ “Kim” trong tiệm vàng

Chữ Kim ở các tiệm vàng. Trước 1975 ở miền Nam, tên tiệm vàng nào cũng có chữ “Kim”. Nó bắt nguồn từ một thương hiệu vàng nổi tiếng ở Việt Nam...

Exit mobile version