Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Trầm – Ngôi chùa thuộc “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”

1. Chùa Trầm ở đâu?

Chùa Trầm là một quần thể nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, chỉ cách Hà Nội khoảng 25km. Di tích chùa Trầm có tuổi đời hơn 400 năm, sở hữu địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ.

Chùa Trầm được xây dựng vào thế kỉ 16, năm Cảnh Trị thứ 7 (1669). Ngôi chùa mang tên gọi của ngọn núi nơi nó dựa vào, là “Tử Trầm sơn”. Xưa kia, nơi này là hành cung của vua Lê, chúa Trịnh, với lợi thế khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh của sông Đáy, núi Trầm.

Các công trình của chùa có lối kiến trúc Việt tinh xảo được thiết kế từ những mảng gỗ được chạm trổ độc đáo từ bức hoành phi đến các bức tranh được khảm trên cửa , đến nay vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

2. Kiến trúc của ngôi chùa Trầm

Chùa Trầm là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”. Bên cạnh còn có các chùa như: chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Chùa tương đối nhỏ, nhưng sân rộng, lại có nhiều cây cổ thụ nên nhuốm màu trang nghiêm, thanh tịnh. Chùa có lưng dựa núi Trầm, mặt hướng sống Đáy, xung quanh được bao bọc bởi những tán cây xanh mát.

Cổng chùa Trầm dẫn thẳng vào một sân gạch rất rộng, nhuốm vẻ u tịch dưới bóng núi và tán lá các cổ thụ. Toà Tam bảo được xây theo kiểu hình chữ “Đinh” ở mé trái sân, khách lên phải leo qua ba thềm gạch cao tổng cộng 17 bậc. Tiền đường rộng 5 gian, bên trong thượng điện bài trí trang nghiêm, hệ thống tượng Phật khá đầy đủ, sinh động. Hông chùa dựa vào vách núi, cũng như nhà bia, tháp mộ và ngôi miếu nhỏ trước tiền đường. Phía sau là nhà Tổ, trai phòng và sân hậu.

Bên trong tòa Tam bảo chùa Trầm

3. Những điểm du lịch khác trên núi Tử Trầm

* Chùa Hang

Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên, dưới chân Tử Trầm sơn cách chùa chính về bên trái. Với kiến trúc độc đáo, đỉnh núi đá của chùa Hang có độ cao 30m – 40m, thông với nóc hang chính để đón ánh sáng tự nhiên chiếu xuống vô vàn nhũ đá với hình thù đa dạng, hấp dẫn. Phía cửa vào chùa rộng khoảng 7m, cao khoảng 3m. Bên trong có bàn thờ Phật, những pho tượng Phật, tiên, hộ pháp bằng đá, văn bia khắc trên vách động, các nhũ đá với hình dạng rồng đá, chim đá, hoa sen đá, trống đá, khánh đá… rất sinh động. Nơi đây còn lưu trữ khoảng 20 bài văn thơ cổ khắc trên vách đá ca ngợi cảnh đẹp của núi Tử Trầm… qua các thời đại. Trong động Long Tiên có đường lên đỉnh núi, gọi là “đường lên Trời”, và đường xuống hang sâu, gọi là “đường xuống Âm phủ”.

Môt góc trong chùa Hang của động Long Tiên

Càng đi sâu vào phía bên trong du khách càng cảm nhận được không gian mát lạnh. Đặc biệt đến đây vào những ngày hè oi nóng sẽ rất thích thú bởi cảm giác mát lạnh, sảng khoái.

* Chùa Vô Vi

Từ chùa Trầm di chuyển ngược lên phía trên khoảng 800m sẽ đến chùa Vô Vị. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất trong ba ngôi cổ tự, chùa Vô Vi cách chùa chính khoảng 1 km, được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi hoằng đạo khởi xướng.

Chùa tọa lac trên một núi đá nhỏ, có không gian thoáng mát, bên cạnh là đồng ruộng và nhiều ao hồ. Du khách muốn lên tham quan chùa phải vượt qua hơn 100 bậc đá. Đặc biệt, khi leo đến lầu Nghênh Phong trên đỉnh núi chùa Vô Vị, bạn sẽ được phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh xanh mát nơi đây.

* Núi Trầm

Không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh, đến chùa Trầm bạn còn có cơ hội khám phá, chinh phục phong cảnh đặc sắc của núi Trầm. Có hai lối leo chính để lên núi Trầm, một lối nằm cạnh hang Long Tiên, địa thế khá dốc, bạn phải leo lên các vỉa đá, vượt qua các bụi cây um tùm để lên tới đỉnh núi. Lối đi thứ hai có phần dễ dàng hơn là vòng ra ngoài đường cái đi theo lối mòn sau chùa chính để lên núi Trầm.

Khung cảnh núi Trầm nhìn từ trên cao

Sau khi đến được đỉnh núi bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên với cảnh vật hùng vĩ, hữu tình nơi đây. Không giống như những ngọn núi cheo leo, hùng vĩ nơi cao nguyên đá Tây Bắc, núi Trầm mang vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng rất riêng. Dọc từ chân núi tới đỉnh núi là phong cảnh hoang sơ với cỏ xanh, hoa dại thơ mộng hai bên đường như một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ.

Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể thấy các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian và có thể nhìn bao quát toàn cảnh làng quê thanh bình phía dưới, du khách có thể thu hết vào tầm mắt cuộc sống nhộn nhịp phía dưới chân núi, những làng mạc, những con sông, những mái nhà. Tháng 3, tháng 4 hè về, hoa gạo lại nở đỏ rực cả góc trời làm tăng thêm khung cảnh làng quê yên ả dưới chân núi Trầm.

4. Lễ hội chùa Trầm

Lễ hội chùa Trầm được tổ chức từ ngày 2/2 âm lịch hàng năm, bao gồm phần lễ và phần hội . Người dân tới lễ chùa Trầm để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành, thịnh vượng.

Đây là dịp để du khách thập phương đến tham dự lễ hội, vãn cảnh, chiêm bái lễ phật đầu Xuân. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều nghi thức tín ngưỡng linh thiêng và hoạt động vui chơi khác. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà… Ngày chính của lễ hội rất đông vui, náo nhiệt

Núi Trầm, chùa Trầm là một điểm quan trọng trên bản đồ du lịch Hà Nội, một địa chỉ văn hóa – lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.

Đọc lại bài thơ “Sinh viên ra trường” nổi danh một thuở

Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”,...

Đằng Vương Các Tự là gì?

Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen,...

Nguồn gốc truyện tích Thánh Gióng

Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ của người Việt, hầu như bất cứ người Việt nào, từ già đến trẻ, đều biết...

Yến lão

"Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là...

Biệt điện của vua Bảo Đại ở Đồ Sơn

Biệt điện của vua Bảo Đại là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn. Từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Những hình ảnh hiếm có về Sài Gòn năm 1979

Những hình ảnh sống động về Sài Gòn năm 1979 sẽ khiến ký ức của nhiều người thức tỉnh… Đường Lê Duẩn với Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)...

Ngắm Đông Dương thập niên 1930 qua 40 bức không ảnh

Khách sạn Majestic Sài Gòn, trường Trung học Mỹ Tho, dinh thự Cần Thơ, đền Angkor Wat… là những hình ảnh ấn tượng trong loạt ảnh Đông Dương thập niên...

Tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… là gì?

Không chỉ trong xã hội hiện đại pháp luật mới có chế tài cấm đánh bạc, mà cách đây nhiều thế kỷ, trong các bộ luật thành văn của nhà...

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Chuyện hai tiếng Châu Thành

Châu Thành 州成 vốn là một danh ngữ chính phụ của tiếng Hán mà thành 成 là trung tâm, còn định ngữ là châu 州. Vậy châu thành là thành...

“Có học phải có Hạnh”  – Hãy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

“Có học phải có Hạnh” và “Có học phải có Hành”, câu nào đúng? Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại: – Ở...

Exit mobile version