Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hội quán Ngũ Bang – hội quán lâu đời nhất Hội An

Với tuồi đời gần 300 năm, dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản hội quán Ngũ Bang vẫn giữ lối kiến trúc ban đầu.

Tọa lạc ở số 64 phố Trần Phú, hội quán Ngũ Bang (còn có tên gọi là Hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội Quán) là hội quán của người Hoa xuất hiện sớm nhất ở Hội An.

Hội quán này được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân đến từ 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đó cũng là nguồn gốc của tên gọi Ngũ Bang.

Kể từ sau khi ra đời, hội quán Ngũ Bang đã trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa chung của các thương gia người Hoa không phân biệt quê quán, nên còn được gọi là hội quán Trung Hoa. Đây chính là nét độc đáo so với những hội quán người Hoa khác ở Việt Nam.

Về kiến trúc, hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo phong cách đặc trưng của hội quán người Hoa, nhưng pha trộn một số chi tiết trang trí của phong cách kiến trúc địa phương Hội An. Bố cục mặt bằng tổng hội quán thể gồm: Cổng chính, sân trước, tiền điện, sân giữa, phương đình, chính điện, nhà Đông và Tây. Đây là một trong hai hội quán ở Hội An có nhà phương đình và là hội quán duy nhất có bộ vì kiểu chồng rường – giả thủ.

Về chức năng thờ tự, hội quán Ngũ Bang cũng như những hội quán người Hoa hải ngoại khác, là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Trong văn hóa tâm linh tinh thần của người Hoa, Bà Thiên Hậu được xem như vị thần biển linh thiêng, luôn che chở cho thương nhân khi đi lại trên biển, để họ đến nơi buôn bán an toàn.

Bên cạnh đó, hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, là những vị thần quan trọng trong văn hóa người Hoa.

Điện thờ của hội quán có thờ một mô hình thuyền buồm, là mẫu thuyền được người Hoa dùng làm phương tiện hàng hải giao thương trong nhiều thế kỷ.

Với tuồi đời gần 300 năm, dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản hội quán Ngũ Bang vẫn giữ lối kiến trúc ban đầu.

Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, hội quán còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị, nổi bật là chiếc đỉnh sắt 500 năm tuổi được đặt giữa sân.

Ngày nay, hội quán Ngũ Bang là điểm đến không thể bỏ qua của du khách ở Hội An.

Từ mì đến miến và vằn thắn

Trong Từ điển tục ngữ Hán - Việt của Lê Khánh Trường . Lê Việt Anh (Nxb. Thế giới, 2002), các tác giả đã giảng câu Công yếu hồn đồn,...

Giai thoại về Ông Đỏ, Ông Đen

Tượng Ông Đỏ và Ông Đen ở chùa Nhạn Sơn được người Chăm tạo tác từ thế kỷ 13. Xung quanh hai pho tượng có một giai thoại lịch sử...

Âu Lạc và Giao Chỉ – một số vấn đề ngữ âm học lịch sử

Văn tự Hoa Hạ được xem xét hệ thống từ văn giáp cốt (khắc chữ trên xương) đời Ân Thương. Trước đó, trên gốm màu thời đại đá mới Ngưỡng...

Nghĩa Cần Vương

LỜI NÓI ĐẦU Nghĩa Cần Vương là cuộc toàn dân kháng chiến, dưới chính nghĩa Hàm Nghi. Lẽ tất nhiên là đã có nhiều người không theo chính nghĩa đó....

Hai mặt của Nguyễn Ánh – Gia Long: Kẻ tội đồ và người anh hùng

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Vẻ đẹp nhà thờ 130 tuổi ở Nam Định trước khi bị cháy rụi

Nhà thờ Trung Lao được khởi công xây dựng năm 1888, trước khi xảy ra hỏa hoạn đây là một trong những nhà thờ cổ kính nhất thành Nam với...

Vẻ đẹp xuyên thời gian của ngôi nhà hơn 100 năm tại Tiền Giang

Nhà Đốc Phủ Hải vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc Á đông kết hợp châu Âu với các vật liệu gỗ quý, đá cẩm thạch. Nhà Đốc phủ sử...

Ngô Sĩ Liên Còn Có Ẩn Ý Nào Khác Chăng?

Vấn Đề Về Các Sự Phân Biệt Trong Thế Kỷ Mười Lăm  Lời người dịch:  Tác giả công trình nghiên cứu này — một học giả Tây Phương hàng đầu...

Văn Hường ca ra bộ, ca ra cá, ca ra cua, ca ra caca!

Trong số các danh ca vọng cổ mà tôi thân quen, vua vọng cổ hài Văn Hường là người dễ thương nhứt, tánh tình xuề xòa như chú khách trú...

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Gió chướng ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở miền Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mọi người đều có nghe nói tới hai chữ Gió chướng[1]. Từ “chướng” được dùng để mô tả loại gió này...

Exit mobile version