Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 điểm khác biệt lớn nhất trong nền giáo dục ở Mỹ và các nước châu Á

Trên thực tế, 2 nền giáo dục ở Châu Á và Mỹ có rất nhiều điểm khác biệt lớn, tác động không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh.

1. Vai trò của học sinh

Văn hoá Mỹ khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo, không chỉ với các học sinh khác mà còn với cả giáo viên. Trong khi đó, phương pháp giáo dục trong các trường học ở Châu Á hiện nay phần lớn vẫn dựa trên việc học thuộc lòng và “đọc – chép”. Sự sáng tạo của học sinh bị hạn chế. Giáo viên trình bày một bài giảng trong khi học sinh ngồi dưới lắng nghe và ghi chép cẩn thận.

Mặc dù giáo viên cũng khuyến khích học sinh của mình đưa ra các câu hỏi sau khi kết thúc bài giảng nhưng nó không được coi là một hình thức phát huy tính sáng tạo trong hệ thống giáo dục Châu Á.

2. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh trong các trường học ở Mỹ là bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với giáo viên của mình một cách tự do. Giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.

Giáo dục của các quốc gia châu Á mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau. Sự cởi mở là khá hạn chế.

3. Điểm số

Hệ thống điểm số của Mỹ rất đơn giản. Khi học sinh đạt được một điểm số cụ thể, học sinh đó sẽ nhận được mức tương ứng là A, B, C hoặc D… Ví dụ, hoàn thành đúng 93%, bạn sẽ được một điểm A.

Hệ thống phân loại điểm số ở các trường Châu Á phức tạp hơn Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng chính xác hơn. Từng cá nhân nhận được điểm số cụ thể. Sau đó, hệ thống chia điểm theo phần trăm lớp học, tương ứng là các điểm khác nhau cho các tỷ lệ phần trăm cụ thể.

Ví dụ, học sinh có số điểm trong top 35% lớp học sẽ nhận được loại A, 40% tiếp theo nhận được B… Mục đích chính của hệ thống chấm điểm này là tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích học sinh.

4. Học thêm

Trẻ em ở Mỹ dành thời gian học tập ở trường, về nhà làm bài tập mà giáo viên chỉ định. Trong khi đó, trẻ em châu Á sau giờ học tại trường thường tới các lớp học thêm, được kèm cặp các môn học và bài giảng đã được dạy trong trường. Ngoài ra, rất nhiều bậc phụ huynh ở những nước này đã gửi con đến các lớp âm nhạc, thể thao và phổ biến nhất là Anh văn. Một số lớp học thêm mở cửa trong những kỳ nghỉ, trẻ em thậm chí phải học đến 23h. Trước tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc phải đưa luật cấm các lớp học ban đêm.

5. Quy mô lớp học

Lớp học ở Mỹ thường chỉ có 25-30 học sinh. Trong khi đó, các lớp học ở Châu Á thường lớn hơn nhiều, từ 35 học sinh trở lên, thậm chí một số nơi còn lên tới tận 65 người.

6. Khái niệm “lớp học”

Trong các trường học ở Mỹ, học sinh liên tục thay đổi bạn cùng lớp. Nghĩa là, một học sinh có thể theo học lớp Toán với nhóm bạn này, trong khi ở lớp tiếng Anh, họ lại chơi với nhóm khác.

Các trường học ở Châu Á có một khái niệm cố định về lớp học, trong đó học sinh được phân công vào lớp học nào thì sẽ gắn bó với lớp ấy suốt thời gian cho tới khi ra trường. Cách sắp xếp này nhằm mục đích giúp các em lại gần nhau hơn, xây dựng được mối quan hệ thân thiết và do đó làm tăng hiệu quả học tập.

7. Phòng học

Ở Mỹ, mỗi giáo viên phụ trách một phòng học. Học sinh muốn học môn của họ thì sẽ đến đây. Ngoài ra, mỗi người đều có tủ khóa riêng ở hành lang để cất đồ đạc của mình.

Ngược lại, ở các trường châu Á, mỗi lớp có một phòng học riêng và giáo viên là người đến để giảng dạy. Đó là lý do tại sao học sinh không cần tủ khóa hành lang. Sau giờ học kết thúc, họ lại cất sách vở vào ba lô và mang tài liệu của môn học tiếp theo ra ngoài.

8. Giáo viên chủ nhiệm

Đây là nhân vật mà các trường học ở Mỹ không có. Ở châu Á, ngoài các giáo viên cho từng bộ môn khác nhau, mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thiết lập kỷ luật trong lớp học của mình. Ngoài ra, đây cũng là người giữ liên lạc với phụ huynh. Trong khi tại Mỹ, mỗi giáo viên bộ môn đều phải xây dựng kỷ luật hoặc liên hệ với phụ huynh cả tất cả học sinh mà mình đang dạy khi cần thiết.

9. Kỷ luật

Giáo viên ở Mỹ được phép đuổi học sinh ra khỏi lớp trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nhà trường được phép đình chỉ việc học tập của học sinh.

Các trường Châu Á thì lại khác. Theo luật ở đây, “mọi học sinh đều có quyền tiếp cận với giáo dục”, cho nên, giáo viên không được phép yêu cầu họ ra ngoài hay đuổi học. Ngoài ra, nhà trường cũng lo sợ học sinh của mình sẽ theo đám bạn xấu, bị rủ rê hút thuốc, uống rượu hoặc các hành vi sa ngã nếu bị cấm vào lớp.

10. Phương tiện tới trường

Ở Mỹ, học sinh đi xe buýt tới trường. Khi được 16 tuổi và có bằng lái xe, họ sẽ tự đi xe đến trường. Ở các nước Châu Á, học sinh thường theo học ở ngôi trường gần nhà nhất nên đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường.

Lên cấp 3, khi trường cách xa nhà, họ đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Họ không thể tự lái xe khi chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả khi có giấy phép lái xe thì cũng không nhiều người khuyến khích điều này.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh

Tuy sách vở không kê khai rõ ràng nhưng có thể nói rằng nước ta vốn có nhiều nghề. Đời Lý, có thợ bách tác (làm trăm thứ). Thời Pháp...

Hà Đồ, Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia, Thái cực của Đạo gia

Người am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh...

Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa...

Khoa cử Việt Nam ngày trước

Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng đường dài mười thế kỉ đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở...

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Ba miền Bắc – Trung – Nam nhìn từ bầu trời

Những ảnh phong cảnh ở các tỉnh, thành từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến miền Tây qua góc máy flycam được tác giả Lê Thế Thắng ghi...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Nhận diện Nam Việt và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam

1. Nước Nam Việt đã ra đời thế nào? Theo Hoài Nam Tử, năm 218 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh Bách Việt ở Lĩnh...

Long Xuyên thập niên 1920

Đầu thế kỷ 20, tỉnh lỵ Long Xuyên (tỉnh Long Xuyên cũ, nay là TP Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang) là một trong những đô thị sầm uất nhất...

Nhạc sỹ thiên tài Beethoven

Beethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn...

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì...

Những chiếc xe Lam thời xưa

Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, xe lam là một phương tiện rất thân quen đối với những người dân khắp mọi miền đất nước. Nó thường...

Exit mobile version