Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 CÂU LẠC BỘ THƯỜNG THẤY TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ

Nếu bạn sắp định cư Mỹ và chuẩn bị trải nghiệm đời sống sinh viên Mỹ, bạn nên có một kế hoạch hoạt động cho thời gian rảnh của mình những khi không đến lớp. Để trở thành một sinh viên Mỹ thực thụ, hãy tìm ra câu lạc bộ sinh viên mà mình yêu thích và điều này thật sự không hề khó chút nào!

Mỗi trường Đại học Mỹ đều có những câu lạc bộ riêng được thành lập bởi các cựu sinh viên hay sinh viên hiện tại của trường. Một số câu lạc bộ liên quan đến học thuật với những chuyên ngành họ đang học ở trường, một số khác chỉ dựa trên sở thích cá nhân của sinh viên. Hãy tận dụng cơ hội này để tham gia hay tạo một câu lạc bộ mà bạn yêu thích; khám phá cơ hội để bạn có thể kết nối, chia sẻ và nâng cao kỹ năng lãnh đạo. Những kinh nghiệm quý báu này sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và mang tới rất nhiều cơ hội có giá trị.

Đây là một lợi thế không hề nhỏ khi học tại các trường Đại học Mỹ, vì thế đừng bỏ qua nhé! Cách tốt nhất là hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ, rằng ngôi trường bạn sắp học có những câu lạc bộ gì ngay cả trước khi bạn đến Mỹ. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sau này. Một ngôi trường Đại học Mỹ dù có rất nhiều câu lạc bộ nhưng có thể phân loại chúng thành 7 dạng sau đây:

1. Câu lạc bộ học thuật:Đây là dạng câu lạc bộ phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ một trường Đại học nào, dựa trên ngành học của bạn. Hãy tham gia những tổ chức như thế này nếu bạn muốn được học hỏi thêm và xây dựng mối quan hệ với những người có “chí hướng” giống như mình. Ví dụ, các câu lạc bộ về kinh doanh luôn khuyến khích các thành viên tham gia các chương trình và sự kiện hỗ trợ phát triển các dự án kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận của sinh viên. Các câu lạc bộ về tâm lý khuyến khích sinh viên giữ vững thành tích xuất sắc cho học bổng và nâng cao khoa học tâm lý.Ngoài khoa học xã hội, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ khoa học tự nhiên như hàng không & vũ trụ, kiến trúc… Một tổ chức nữa thường xuất hiện đó là “Honor Society” dành cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong một lĩnh vực cụ thể.

2. Câu lạc bộ “Hoạt động vì cộng đồng”Có rất nhiều cơ hội cho sinh viên ở Mỹ có thể tham gia các hoạt động cộng đồng. Ví dụ, các sinh viên thuộc câu lạc bộ “Students for Environmental Action” của trường Đại học New Hampshire cùng nhau cổ động lối sống lành mạnh bảo vệ môi trường hay bạn có thể tham gia vao những tổ chức nghe “fancy” hơn như “Artists Striving to End Poverty” với mong muốn tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ em được thể hiện khả năng của mình. Và còn rất nhiều câu lạc bộ khác nữa như bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ…

3. Câu lạc bộ báo chí, truyền thôngNếu bạn muốn được thực tập khả năng sáng tạo viết lách thì bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ báo chí ở trường Đại học. Với sinh viên ngành nghệ thuật, trường sẽ có các câu lạc bộ như câu lạc bộ điện ảnh và hoạt hình nhằm giúp các sinh viên trong ngành kết nối quan hệ và chia sẻ kiến thức. Ví dụ câu lạc bộ Radio của trường Đại học Idaho tạo nên một môi trường vui nhộn cho những bạn trẻ mới biết về radio. Những câu lạc bộ khác như câu lạc bộ quảng cáo được lập ra với mục tiêu tạo nên những chiến dịch quảng cáo để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên.

4. Câu lạc bộ chính trị hay đa văn hóaCó rất nhiều câu lạc bộ văn hóa mà bạn có thể tham gia để kết nối với bạn bè có chung nguồn gốc hay chia sẻ quan điểm chung về thế giới. Nhiều sinh viên quốc tế “shock văn hóa” khi lần đầu qua Mỹ, vì thế mà bạn có thể muốn tham gia vào những tổ chức như International Students Association (ISA) hoặc các câu lạc bộ đa quốc gia, đa chủng tộc.

5. Câu lạc bộ giải trí và thể thaoĐại học Mỹ vốn nổi tiếng mạnh về thể thao đồng đội. Bất kỳ môn thể thao yêu thích nào của bạn cũng đều có thể tìm ra được một câu lạc bộ phù hợp. Bạn sẽ tìm thấy những câu lạc bộ truyền thống như khúc côn cầu hay bóng đá do các sinh viên tự thành lập và tổ chức trận đấu. Nếu bạn là người thích nhảy nhót thì hãy mạnh dạn tham gia vào câu lạc bộ khiêu vũ. Thật thú vị phải không nào?

6. Hội đồng sinh viênBởi vì các trường Đại học Mỹ rất đa dạng về văn hóa nên các sinh viên muốn tham gia vào các tổ chức mà ở đó họ có nhiều điểm chung với bạn bè xung quanh mình. Điều này đặc biệt ý nghĩa với học sinh quốc tế hay xa nhà. Một số các tổ chức tiêu biểu như đạo Hồi, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa; ở đó các thành viên có thể dễ dàng chia sẻ những quan điểm chung và kiến thức cho nhau.Bạn thấy đó, hòa nhập vào môi trường Đại học Mỹ không khó chút nào phải không? Tất cả những gì bạn cần chỉ là biết được mình muốn gì thôi.

Khẩu thị tâm phi – Loại người bất hiếu, bất trung, bất nghĩa

“Khẩu thị tâm phi” nghĩa là miệng nói một đằng nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo, miệng và tâm không thống nhất với nhau. Là loại người bất hiếu,...

Chợ Đông Ba – nơi lưu giữ tinh hoa của xứ Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Chữ “sĩ” trong ngành y ngày nay

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “sĩ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “sĩ” trong ngành...

Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra...

Câu chuyện tình đẹp thời trước 1975

Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học, tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi...

60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970

Đường phố sạch đẹp, hiện đại và văn minh là những ấn tượng đầu tiên khi xem chùm ảnh về đường phố của thành đô Saigon ở dưới đây. Saigon...

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

20 bức ảnh gợi lại ký ức Đà Lạt xưa!!!

Có lẽ không có nơi nào mà mỗi lần nhắc đến đều khiến trái tim bồi hồi rung động như Đà Lạt. Dù là du khách hay người bản địa...

Chuyện chưa biết về Nam Phương Hoàng Hậu

Câu chuyện một con tem Cách đây hơn nửa thế kỷ, đúng ra là vào khoảng những năm 1943-1946 gì đó, tôi đang chỉ là một chú bé nhà quê....

Exit mobile version