Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lạnh gáy ở làng thịt chuột lớn nhất Nam Bộ

LƯU Ý: Bài viết có một số ảnh gây sốc (trang 2), vui lòng cân nhắc trước khi xem

Sau khi bị “thảm sát”, xác chuột còn nóng hổi được chất đầy trong chậu để chuyển vào xưởng. Trong xưởng, hàng chục người sẽ đảm nhận nhiều công đoạn chế biến chuột khác nhau…

Từ nhiều năm nay, làng chuột Phù Dật (ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã được biết đến như một trung tâm trao đổi mua bán, giết mổ chuột lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Cảnh tượng quen thuộc dọc theo con đường chính của ấp Bình Chiến vào mỗi buổi sáng là vô số những chiếc lồng sắt lúc nhúc chuột, được thu gom từ nhiều miền quê của đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tích, khoảng 1/3 trong số 600 hộ dân ở ấp sống bằng nghề làm thịt chuột.

Ngay sau khi đưa về chợ chuột Phù Dật, những chú chuột sống sẽ “nếm trải” nhiều công đoạn xử lý khác nhau trước khi trở thành sản phẩm bán ra thịt trường.

Đầu tiên, chuột bị tóm đuôi lôi ra khỏi lồng và “hóa kiếp” chỉ bằng một cú đập gọn ghẽ vào thớt gạch.

Sau khi bị “thảm sát”, xác chuột được chất đầy trong chậu để chuyển vào xưởng chế biến.

Trong xưởng, hàng chục người sẽ đảm nhận nhiều công đoạn chế biến chuột khác nhau.

Đầu tiên là cắt bỏ chân, đuôi, hàm răng của từng chú chuột.

Chuột sau công đoạn xử lý đầu tiên.

Phụ phẩm của quá trình này sẽ không bị vứt bỏ mà được tận dụng làm thức ăn nuôi cá.

Các công đoạn tiếp theo là lột da, lọc bỏ mắt và nội tạng chuột…

Những thành phần bỏ đi này cũng được dùng làm thức ăn cho cá.

Những chú chuột gớm ghiếc được làm sạch sẽ trông đã “ngon mắt” hơn rất nhiều.

Chúng sẽ được rửa sạch và ướp đá trước khi xuất ra thị trường.

Đối tượng tiêu thụ thịt chuột chủ yếu là các nhà hàng, quán nhậu. Với người dân miền Tây, thịt chuột là món nhậu đặc sản không thể thiếu trong thực đơn.

Chuột cơm và chuột cống nhum là hại loại chuột được ưa chuộng nhất ở miền Tây, trong đó chuột cơm là loại phổ biến nhất.

Chuột được coi là thực phẩm sạch, do kiếm ăn chủ yếu ngoài đồng ruộng, sống xa nơi khu dân cư nên ít mầm bệnh.

Mỗi ngày, khoảng 3-5 tấn chuột được tiêu thụ tại làng chuột Phù Dât. Điều này không chỉ đem lại công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn tạo nên một điểm đến thú vị mạng đậm nét văn hóa miền Tây dành cho du khách trong và ngoài nước.

10 câu chuyện ngắn về bài học làm người giản đơn mà sâu sắc

Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Bởi đơn giản chính là trí huệ, sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui,...

Xanh và xoong, tục gõ xoong

Xanh và xoong không phải là hai từ cùng nguồn gốc: một đằng có gốc Hán, một đằng thuộc gốc Pháp. Xanh là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn...

Xe cộ ở Triều Tiên

Luật pháp tại Triều Tiên, đất nước bí ẩn nhất thế giới, quy định rõ rằng công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng. Chính vì vậy, toàn...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Vua Hùng của người Việt có phải vua nước Sở không?

Trong tâm thức của người Việt, thì các vua Hùng luôn là những vị Tổ của dân tộc Việt, là nguồn cội, là những vị vua dựng nên quốc gia...

Công trường xây dựng lăng Khải Định một thế kỷ trước

Lăng Khải Định được khởi công từ năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn tất. Vua Khải Định mất năm 1925, khi nơi an nghỉ của ông còn dang...

Những khảo sát về hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo và hát trống quân

Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ là một Vùng dân ca lớn. Những sinh hoạt ca hát dân gian ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của...

Nhớ về măng cụt Lái Thiêu

Măng cụt nằm trong danh sách các loại trái cây quý của vùng nhiệt đới được rất nhiều người ưa chuộng. Ít thấy ai bị dị ứng, hay ăn măng...

Chiến tranh Đại Cồ Việt – Đại Lý, một góc khuất sử Việt

Chiến tranh giữa nước Đại Cồ Việt thời vua Lý Thái Tổ và vương quốc Đại Lý là cuộc chiến mà ngày nay khá nhiều người trong chúng ta chưa...

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã...

Thầy hay Thầy Giáo có từ bao giờ

Đối với dân Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc, cứ hễ dân công chức, có ăn có học thời người ta gọi là thầy Hai, người Hoa buôn bán...

Gọi tên là biết Sài Gòn

Ngày 1-2-1865, Phó đô đốc Pierre Paul Marie de la Grandière (1807 - 1876) của nhà cầm quyền Pháp tiến hành đặt tên cho 26 con đường trên địa bàn...

Exit mobile version