Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa cổ ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định.

Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.

Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.

Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi.

Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ.

Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên.

Bên trong chính điện được bài trí tôn nghiêm.

Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương…

Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.

Hầu hết các tượng thờ trong chính điện được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).

Các khám thờ được điêu khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Phía sau chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.

Mái chính điện lợp ngói âm dương.

Trên nóc có hình tượng lưỡng long tranh châu.

Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các công trình này nằm quanh một sân trời rợp bóng cây xanh.

Nhà phương trượng nằm đối diện với chính điện qua sân trời, do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924.

Nhà Tổ của chùa Thập Tháp ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.

Ngoài các kiến trúc chính, chùa Thập Tháp còn có khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc phong phú. Tất cả đều xây dựng từ thế kỷ 19 – 20.

Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen, kiến trúc chùa Thập Tháp vẫn giữ được chất cổ kính trong một tổng thể hài hòa.

Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh...

Mão là thỏ hay mèo?

Tết Tân Mão ở Việt Nam là năm con Mèo nhưng ở Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác thì lại là năm con Thỏ. Còn tại sao...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 2)

Chương 2: Chữ nghĩa: chữ và nghĩa Chữ Nói đến chữ, ta thường nghĩ ngay đến chữ viết. Từ lâu, đó là cách chúng ta suy nghĩ về ngôn ngữ....

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

A Di Đà Phật nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, A Di Đà Phật có 2 nghĩa: 1. Tên của Phật A Di Đà - vị giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc và là vị Phật được tôn...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Hát sai lời bài hát – Căn bệnh trầm kha của nhạc Việt

Hiện tượng ca sĩ hát sai lời bài hát xảy ra càng lúc càng nhiều, ở trong nước cũng như hải ngoại. Với đa số khán thính giả, có thể...

Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên

Tôi còn nhớ khi di cư vào miền Nam, vừa mới chân ướt chân ráo bước vào trung học, tôi đã có dịp mua và đọc cuốn Văn Chương Bình...

Bí ẩn cái chết của Alexander Đại đế

Vua Alexander III của Macedonia, được biết với tên gọi Alexander Đại đế, sinh ra tại Pella năm 356 Trước Công nguyên và được theo học nhà hiền triết Aristotle...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 1)

Chương 1: Ẩn dụ/qua dòng lịch sử Tu từ học, một môn học tưởng đã biến mất từ thế kỷ 19, bỗng sống lại vào nửa sau thế kỷ 20...

Điều gì làm nên sự hưng thịnh của thơ Đường?

Tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc. Bộ Toàn Đường thi ấn...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

Exit mobile version