Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng.

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, Sài Gòn), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721.

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

“Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét”, sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết.

Cũng theo trụ trì, kiến trúc và cảnh trí chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong đó, lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức.

Mái ngói chùa được thiết kế theo lối cổ truyền với các đầu đao cong vút, bờ nóc mái trang trí hình hoa sen, bánh xe luân hồi cách điệu.

Ban Tam bảo trong chùa được bài trí tôn nghiêm với nhiều tượng gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

“Dấu ấn cổ xưa trong chùa là bàn thờ bằng gỗ mít đặt tượng Chuẩn Đề, vị bồ tát trong trường phái Đại thừa”, Thượng toạ Thích Minh Đạo, Viện chủ của chùa, cho biết.

Trên chánh điện chùa đặt bàn thờ linh vị chư Tổ Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681-1757), người đã có công xây dựng chùa từ những ngày đầu.

Theo lệ, cứ vào lễ húy kỵ Tổ khai sơn (ngày 6 tháng 10 âm lịch) và húy kỵ Tổ Huệ Lưu (ngày 12 tháng Giêng âm lịch) hàng năm, đông đảo tăng ni, phật tử lại về đây để thăm viếng, lễ chùa và cầu mong những điều tốt lành.

Một góc chùa bài trí những pho tượng tái hiện hình ảnh Đức Phật Thích Ca hành đạo bên gốc cây bồ đề với nhiều cám dỗ.

Khu vườn tháp của chùa tràn ngập các loại cây xanh cùng màu sắc rực rỡ của bia mộ.

Hoạt cảnh Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc xuất gia, biểu tượng của Từ bi, Trí tuệ và Dũng lực được tái hiện trong khuôn viên chùa.

Khu tháp thờ tự Bồ tát Quan Thế Âm. Mỗi ngày, nhiều phật tử, người dân qua đường thường ghé vào khu tháp để thắp nhang, cầu nguyện.

Trong chùa còn có khu để tro cốt những người đã khuất với tên gọi “Nạp cốt đường”.

Trần Văn Trạch (nhạc sĩ hài hước của làng tân nhạc Việt Nam 1924-1994)

Viết về cuộc đời của một nghệ sĩ danh tiếng là khó rồi. Viết về một nghệ sĩ " lập dị " đã chinh phục cảm tình của khán giả...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Chuyện uống rượu ở Huế xưa

Từ bao đời nay, rượu luôn là thứ thức uống hấp dẫn bậc nhất đối với đàn ông, từ bậc đế vương cho đến hạng thứ dân. Rượu với vua...

Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt

I . Mở đầu Ví dụ ta lấy từ héo. Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách : - hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có hơi héo...

Lịch sử khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ trong chính trị

Tư tưởng “cánh tả” và “cánh hữu” của Pháp đã ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới trong những năm 1800, nhưng những khái niệm này chưa trở...

Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi

Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60 Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo...

Bàn về thói tùy tiện của người Việt

Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người… là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể...

Nha Trang-Paris, Mệ và tôi

Tôi gặp lại Mệ sau trên 25 năm, tại căn nhà trong một khu chung cư ngoại ô Paris. Sau 25 năm, Mệ có thay đổi, lưng đã còng, mắt...

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Quân Cờ Đen – Kỳ 1/3 – Lưu Vĩnh Phúc

Các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa đã sẵn được đề cập nhiều lần trong câu chuyện này, như là những tỉnh, cùng với Vân Nam, giáp...

Exit mobile version