Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các bàn ghế, tủ, sập làm bằng gỗ quý được cẩn trai, trạm trổ rất cầu kỳ, đồ gốm sứ của những lò danh tiếng…

Được xây dựng từ hơn 200 năm trước, nhà cổ Tấn Ký (số 101 Nguyễn Thái Học, TP Hội An) không chỉ là ngôi nhà cổ nhất ở Hội An mà còn là một trong số những những căn nhà cổ nguyên vẹn và đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của Hội An, với bề ngang hẹp, bề sâu lớn, chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng.

Khác với những ngôi nhà ống ở các đô thị ngày nay, nhà cổ Tấn Ký cũng như nhiều nhà cổ ở Hội An không gây cảm giác ngột ngạt nhờ sự thông thoáng mà giếng trời tạo ra.

Tầng lầu của ngôi nhà có hành lang hướng ra giếng trời để đón ánh sáng và thông gió.

Nội thất của ngôi nhà quy tụ những đồ cổ rất giá trị, gốm các bàn ghế, tủ, sập làm bằng gỗ quý được cẩn trai, trạm trổ rất cầu kỳ, đồ gốm sứ của những lò danh tiếng…

Không thể không kể đến những bộ cửa gỗ được tạo tác công phu như một tác phẩm nghệ thuật.

Đồ án trang trí hình cá chép trên hệ khung gỗ của ngôi nhà.

Phòng ngủ giản dị nằm liền kề giếng trời.

Sàn tầng 2 của ngôi nhà trổ một ô cửa thông xuống dưới, vừa tạo sự thông thoáng, vừa dùng để mở lối vận chuyển những đồ vật lớn lên trên bằng dây thừng thay vì sử dụng cầu thang.

Các mí cửa gắn 2 con mắt hình xoáy âm dương lá đề, thể hiện thần thái của ngôi nhà, đồng thời là niềm mong ước buôn bán phát đạt và cuộc sống gia đình no đủ.

Gian thờ đặt trong một diện tích nhỏ nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm.

Thư phòng là một khoảng không gian tĩnh lặng, đầy dáng vẻ hoài cổ.

Nếu mặt tiền ngôi nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán thì mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa.

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc tươi đẹp về cuộc sống ở Kabul thập niên 1960, khi thành phố này chưa bị nhấn chìm trong cuộc tranh giành quyền lực...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 1/10 – Giang hồ đại chiến

Giang Hồ Đại Chiến Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời...

6 cây cầu gắn liền với lịch sử Sài Gòn

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với...

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây...

Phan Đình Phùng và giai thoại lịch sử

Phan Đình Phùng (1847-1895) là một nhà lãnh tụ cách mạng Cần vương vùng Nghệ Tĩnh. Ông người làng Đông Thái, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh....

Đèn lồng phố cổ Hội An

Hội An, con phố cổ lấp lánh bên hạ lưu sông Thu Bồn, nổi tiếng với những kiến trúc cổ đã nhuốm màu thời gian mang đậm dấu ấn phương...

Vì sao có tục bán mở hàng? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?

Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đã trình bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ...

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Exit mobile version