Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những chiếc cúp danh giá nhất thế giới

Tượng vàng Oscar hay loa vàng Grammy, nghe tên thì quen nhưng liệu bạn có dám khẳng định mình đã hiểu hết về chúng?

Trong lĩnh vực nào thì con người cũng có vô vàn các cuộc thi, từ thể thao cho tới nghệ thuật hay cống hiến khoa học. Đã có thi thì phải có giải, và một chiếc cúp biểu tượng thì dường như đã trở thành một phần không thể thiếu.

Vậy đâu mới là những chiếc cúp chứa đựng không chỉ giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa cao quý nhất hành tinh? Hãy cùng điểm qua danh sách dưới đây để khám phá những chiếc cúp giải thưởng được con người khao khát nhất nhé.

1. Cúp Wimbledon (1877)


Cúp Wimbledon dành cho người chiến thắng là nữ (bên phải) và nam (bên trái).

Có lẽ đây là chiếc cúp danh giá duy nhất trên thế giới có hình dáng tùy theo… giới tính của người chiến thắng.

Với nhà vô địch đơn nam, giải thưởng sẽ là chiếc cúp mạ vàng cao 47cm với hình quả dứa trên đỉnh – biểu tượng mà cho đến nay người ta vẫn không thể giải thích được ý nghĩa.

Mặt khác, các nữ vận động viên quần vợt sẽ được tôn vinh cùng chiếc khay mạ bạc mang cái tên mỹ miều: Đĩa nước hoa hồng vệ nữ.

Mặc dù sau này chỉ được sở hữu bản sao khá nhỏ của chiếc cúp gốc, cơ hội được một lần nâng cao cúp vô địch Wimbledon vẫn là ước mơ của rất nhiều tay vợt.

2. Cúp Stanley (1893)


Chỉ tồn tại duy nhất 3 phiên bản của chiếc cúp này kể từ năm 1893 đến nay.

Chiếc cúp nổi tiếng nhất trong lịch sử thể thao chính là đây! Được đặt tên theo Thống đốc Canada, chiếc cúp này là giải thưởng đặc biệt được trao trong bộ môn khúc côn cầu.

Trên thực tế, chỉ tồn tại duy nhất 3 phiên bản của chiếc cúp này kể từ năm 1893 đến nay. Ngoài cúp gốc hiện được lưu giữ tại Torronto, phiên bản Stanley nổi tiếng được sử dụng cho đến ngày nay là chiếc cúp được sản xuất vào năm 1970. Chiếc cúp thứ 3 là bản sao và chỉ được sử dụng vào mục đích trưng bày.

Có thể nói Stanley chính là chiếc cúp độc nhất vô nhị, bởi nó không được làm mới mỗi năm. Thay vào đó, sau mỗi mùa giải, tên của mọi thành viên đội vô địch sẽ được khắc thêm vào thân cúp.

3. Huy chương vàng Nobel (1901)


Huy chương vàng Nobel thực sự là lời tôn vinh gửi tới các cá nhân, tổ chức có đóng góp quan trọng cho nhân loại.

Không hẳn là một chiếc cúp, thế nhưng nếu không để giải Nobel trong danh sách này thì thật thiếu sót. Được trao trong nhiều lĩnh vực đa dạng như vật lý, y học, kinh tế hay hòa bình, Nobel thực sự là lời tôn vinh gửi tới các cá nhân, tổ chức có đóng góp quan trọng cho nhân loại.

Huy chương Nobel được làm từ khoảng 150 gram vàng 18 cara với chân dung Alfred Nobel cùng biểu tượng ba phụ nữ được chạm khắc tại mỗi mặt.

Chỉ tính riêng giá trị chiếc huy chương này đã lên tới 5.500 USD (khoảng 126 triệu VND), vậy nên hoàn toàn có thể khẳng định Nobel chính là một trong những giải thưởng “đắt giá” nhất thế giới.

4. Tượng vàng Oscar (1929)


Chỉ cần đạt một giải Oscar, ngay lập tức mức cát-xê đóng phim của một diễn viên sẽ tăng ít nhất 20%.

Với quy trình xét duyệt hết sức chặt chẽ, không ngạc nhiên khi Oscar được coi là danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh. Giải thưởng cho mỗi cá nhân hay bộ phim chiến thắng chính là tượng hiệp sĩ vàng cầm kiếm đứng trên cuộn phim năm cánh đặc trưng.

Theo ước tính, cần tới hơn 10 thợ kim hoàn làm việc trong suốt 20 giờ mới chế tạo được một tượng vàng Oscar. Với chiều cao 34cm cùng cân nặng 3,58kg, bức tượng được làm từ lõi đồng và một lớp vàng 24 cara phủ bên ngoài.

Chi phí cần thiết để tạo ra một tượng vàng chỉ tương đương 400 đô, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại cho chủ nhân thì quả là không đếm xuể. Điển hình, chỉ cần đạt một giải Oscar, ngay lập tức mức cát-xê đóng phim của một diễn viên sẽ tăng ít nhất 20%.

5. Loa vàng Grammy (1958)


Grammy là giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực âm nhạc.

Bất cứ nghệ sĩ nào hoạt động âm nhạc đều muốn dành được ít nhất một chiếc loa vàng Grammy trong sự nghiệp của mình. Bởi đơn giản, đây chính là giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực này.

Loa vàng Grammy được làm thủ công bằng một loại hợp kim kẽm cùng lớp vàng mạ hào nhoáng bên ngoài. John Billings – người duy nhất chế tạo chiếc cúp tại thời điểm này, cho biết ông mất tới 15 giờ cho một chiếc loa vàng như vậy.

Giá trị vật chất của loa vàng Grammy có thể không cao, thế nhưng chỉ cần sở hữu giải thưởng này, lợi nhuận của nghệ sĩ có thể tăng từ 100 cho đến 150%.

6. Cúp pha lê Hoa hậu Hoàn vũ (1998)


Chiếc cúp mang hình dáng tương tự logo của giải thưởng sắc đẹp nổi tiếng.

Nghe danh hoa hậu thì ai cũng chỉ nghĩ ngay tới vương miện, thế nhưng bất ngờ là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ còn trao thưởng cả cúp nữa nhé.

Chiếc cúp mang hình dáng tương tự logo của giải thưởng sắc đẹp nổi tiếng này, với biểu tượng cô gái quyến rũ cùng 5 ngôi sao phía trên.

Cúp Hoa hậu Hoàn vũ được làm từ pha lê, và tùy thuộc vào nhà tài trợ mỗi năm, giá trị của nó có thể lên tới hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn đô la.

Nghề thêu của người Việt

Thuở còn đi học, tôi rất thích câu hát ru của mẹ: “Một mai ai chớ bỏ ai/Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim ”. Đó là câu hát...

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Thói lười học của người Việt

Đọc cái chủ đề “Lười học” hẳn mọi người sẽ phì cười vì nào giờ chúng ta vẫn luôn được nghe rằng “người Việt có tinh thần hiếu học” và...

Một thời nhạc trẻ Sài-Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình - tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động...

Nữ thọ tiên Ma Cô là ai?

Hình ảnh vị tiên nữ in trên đĩa mà nhiều người quen thuộc này chính là tiên nữ Ma Cô, một vị nữ thọ tiên của Trung Quốc. Ngoài ra,...

Phạm Đình Chương – Tác giả của “Người Đi Qua Đời Tôi” và “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm...

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 3

6. Saigon mô tả chi tiết qua Trương Vĩnh Ký Những chi tiết sau đây đa số là trích từ sách “Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs” của Petrus Trương Vĩnh...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi...

Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi...

Exit mobile version