Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các cặp song sinh thường sống lâu

Các cặp song sinh thường dễ dàng sống quá tuổi 60, có tuổi thọ cao hơn hẳn so với dân số nói chung nhờ mối liên kết tình cảm sâu đậm khó tách rời.

Các đôi tình nhân hoặc người có nhiều bạn bè thường sống lâu và khỏe mạnh bởi gia đình, tình bằng hữu và tương tác xã hội có tác dụng bảo vệ. Tương tự như vậy, các nhà khoa học từ Đại học Washington (Mỹ) chỉ ra sinh đôi cũng góp phần kéo dài tuổi thọ.


Sinh đôi cùng trứng thọ hơn sinh đôi khác trứng. (Ảnh: Popsugar).

“Chúng tôi ghi nhận hiệu ứng bảo vệ của cặp song sinh tương tự như hôn nhân, tức là một mối quan hệ gần gũi làm cuộc sống tốt đẹp hơn”, David Sharrow và James Anderson thuộc nhóm nghiên cứu nói với Medical Daily. Trên thực tế, hôn nhân chỉ mang đến lợi ích cho một số người chứ không phải tất cả. Trong trường hợp đời sống không suôn sẻ và xảy ra mâu thuẫn, nguy cơ cao huyết áp cũng như các vấn đề tim mạch sẽ tăng lên. Một công trình còn chỉ ra phụ nữ rất dễ đổ bệnh nếu phải ly hôn.

Trong khi đó, cả hai người trong cặp song sinh đều tận dụng được những lợi thế vô hình nhờ chia sẻ, hỗ trợ nhau về mặt tình cảm. Sau khi kiểm tra dữ liệu của các cặp sinh đôi Đan Mạch từ năm 1870 đến 1900, các nhà khoa học Mỹ phát hiện những người này hầu như không đột tử cho tới tuổi 65. Tỷ lệ song sinh nữ sống hơn 60 tuổi nhiều hơn 10% so với phái đẹp bình thường. Đặc biệt, sinh đôi cùng trứng thọ hơn sinh đôi khác trứng. Các cặp song sinh nam là khỏe mạnh nhất vì khác với song sinh nữ, họ hiếm khi mắc bệnh mạn tính.

Ngoài ra, các yếu tố khác giúp kéo dài đời sống của các cặp song sinh là tiến bộ y học và điều kiện vật chất gia đình.

Thừa nhận cần thêm nghiên cứu để khẳng định các kết luận trên là đúng, nhóm tác giả vẫn nhấn mạnh công trình đã một lần nữa củng cố cho quan điểm mối quan hệ gia đình sâu sắc bảo vệ sức khỏe, tăng cường chất lượng cuộc sống của tất cả thành viên trong nhà.

Bên trong nhà tù trăm tuổi khét tiếng Hà Tiên

Nhà tù này trước đây được gọi là khám Hà Tiên, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1897 với chi phí 1.800 đồng Đông Dương. Nằm ở phía...

Rồng

Lời mở đầu Trải qua bao thế kỷ, Rồng luôn luôn biểu tượng cho sức mạnh và huyền bí. Trong huyền thoại từ Âu đến Á, Rồng được miêu tả...

Đom đóm vào nhà

Trời đã lập Thu mà nắng vẫn còn gay gắt. Những đợt gió Tây Nam thổi rạc mặt người. Mùa Hạ ngỡ đã lặn vào trong hoa trái để hiến...

Ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí

Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp Ðịnh Geneve (20/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước...

Đời sống người An Nam xưa qua tranh vẽ

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 1)

Lời Mở Đầu Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100...

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Ngôi trường của các tiểu thư Pháp ở Hà Nội xưa

Nữ Trung học Hà Nội là cơ sở học tập dành cho các tiểu thư Pháp ở Hà Nội thời thuộc địa. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý hiếm...

Exit mobile version