Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các loài động vật có lớp da vô cùng đặc biệt

Lớp da của các loài trong thế giới động vật rất đa dạng về hình dáng, kích thước, thậm chí cả mùi vị khác nhau. Trong đó có một số loài vật có lớp da vô cùng đặc biệt có 1-0-2 trên thế giới đem lại cho chủ nhân của chúng những khả năng đặc biệt.

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể mà ít khi được chú ý đến chính là lớp da. Da giúp bảo vệ các loài vật, tránh ký sinh trùng và vi khuẩn, bên cạnh đó nó còn đem lại cảm giác xúc giác tuyệt vời của thế giới xung quanh.

10. Da cá sấu giúp phát hiện con mồi đang bơi

Cá sấu nổi tiếng với bộ da sần sùi, cứng và rất bền, nó thường được sử dụng để làm ra những chiếc ví và túi xách hàng hiệu. Tuy nhiên ít ai biết rằng bộ da thô ráp của cá sấu lại rất nhạy cảm, nó có nhiều bộ cảm biến không như những loài vật khác.

Bề mặt của lớp da cá sấu vô cùng nhạy cảm đối với áp lực và rung động nước. Lớp da từ dưới hai bên hàm kéo dọc suốt cơ thể có thể cảm nhận những gợn sóng nhỏ nhất trên mặt nước. Giúp chúng có thể phát hiện con mồi một cách vô cùng chính xác khi ở dưới nước.

Cá sấu được xem là một trong những loài có lớp da nhạy cảm nhất hành tinh khi có nhiều điểm cảm biến không giống với loài động vật khác.

Các nhà khoa học còn tin rằng trong lớp da cá sấu còn có nhiều thành phần hóa học giúp chúng dễ dàng tìm được môi trường sống phù hợp.

9. Cá nhà táng có lớp da dày nhất

Có nhiều loài động vật sở hữu lớp da rất dày nhằm bảo vệ cơ thể như cá sấu, tê giác hay cá mập voi với lớp da có thể dày đến 15cm. Tuy nhiên độ dày đó mới chỉ bằng một nửa độ dày của lớp da một con cá nhà táng, lớp da của chúng có thể dày tới 35cm. Thức ăn ưa thích của cá nhà táng là những con mực không lồ với các xúc tu sắc như dao cạo, do đó mà chúng cần một lớp da dày như vậy để tự vệ khi săn mồi.

8. Chuột gai Châu Phi có lớp da của Wolverine

Một số loài động vật có lớp da rất dày để bảo vệ mình, một số thì không. Giống như loài chuột gai Châu phi, chúng có bộ da rất mỏng và có thể dễ dàng bị tổn thương. Tuy nhiên chúng lại có một cách tự vệ vô cùng đặc biệt, đó là tự lột da của mình khi bị bắt bởi kẻ thù.


Quá trình tự tái tạo một mảng da của chuột gai châu Phi.

Những mô liên kết dưới da rất yếu giúp nó có thể làm được việc này, tuy nhiên mất đi lớp da khiến chúng rất dễ bị tổn thương. May mắn là những con chuột gai Châu Phi có khả năng tự phục hồi lớp da một cách nhanh chóng giống như Wolverine. Chúng có thể tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày và không để lại sẹo hay bất kỳ dấu vết gì. Ngay cả khi gặp phải một vết thương khiến da của chúng bị tổn thương, cũng có thể phục hồi lại một cách nguyên vẹn.

7. Bạch tuộc và mực đổi màu da để ngụy trang

Bạch tuộc, mực và các loài cùng họ hàng có khả năng thích nghi tuyệt vời, tuy nhiên đáng ngạc nhiên nhất chính là lớp da đặc biệt của chúng. Lớp da có khả năng ngay lập tức thay đổi màu sắc để phù hợp với bất kỳ môi trường nào, giúp chúng ngụy trang một cách hoàn hảo nhất. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được tại sao chúng có thể nhận biết được màu sắc của môi trường xung quanh, khi bạch tuộc và mực đều bị mù màu.

Có một giả thuyết cho rằng da của chúng có khả năng cảm biến màu sắc, một loại protein tên là Opsin giúp tất cả loài vật cảm nhận được màu sắc, tuy nhiên đối với loài mực và bạc tuộc thì Opsin có trong da của chúng thay vì trong mắt. Bên cạnh đó, da của chúng cũng có khả năng cảm nhận ánh sáng rất tốt. Cơ chế đổi màu sắc da được tìm hiểu là nhờ những sắc tố da đặc biệt của chúng.

6. Thằn lằn gai có lớp da toàn gai nhọn và giữ nước

Loài thằn lằn Moloch, hay còn gọi là thằn lằn gai sống ở vùng sa mạc nước Úc. Chúng có lớp da phù đầy gai nhọn dùng để tự vệ và thích nghi với điều kiện khắc nghiệt vùng sa mạc.

Điểm đặc biệt của lớp da thằn lằn Moloch không phải vì những chiếc gai nhọn, mà là ở khả năng hấp thụ nước giúp chúng tồn tại được trên sa mạc. Lớp da gai góc của chúng có khả năng hấp thụ nước rất tốt nhờ hệ thống mao dẫn dưới da. Chúng lưu trữ nước trong da của mình và hệ thống mao dẫn này giống như các ống hút dẫn nước trực tiếp đến miệng của chúng. Thằn lằn gai thường bám vào các vách, khe đá để tìm nước.

5. Da hươu cao cổ giống như máy điều hòa không khí

Loài hươu cao cổ thường sống ở các hoang mạc Châu Phi, nơi mà thời tiết nóng và khô rất khắc nghiệt. Trong khi sử tử có thể ngủ dưới bóng râm, voi tự bảo vệ bằng bùn còn hà mã ngâm mình trong nước, hươu cao cổ không thể làm giống như thế do kích thước quá cao của chúng. Do đó mà lớp da của chúng phải có khả năng điều tiết nhiệt độ đặc biệt, giống như một hệ thống điều hòa không khí.

Da của hươu cao cổ không đổ mồ hôi, thật ra là chúng có thể đổ mồ hôi, nhưng để giữ nước chúng không làm như vậy. Chúng làm tăng nhiệt độ của cơ thể lên trên nhiệt độ môi trường xung quanh từ 5 – 10 độ khiến cơ thể chúng không bị đổ mồ hôi. Tuy nhiệt điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của chúng tăng lên quá cao.

Để có thể cân bằng lại, da của chúng có những đốm sẫm, các nhà khoa học đã tìm hiểu ra rằng các đốm sẫm này giống như một cửa sổ thoát nhiệt. Dưới những đốm sẫm này là hệ thống mạch máu phức tạp với các mạch máu lớn ở viền, chúng có thể xác định được những cơn gió mát hoặc đợi đến lúc nhiệt độ môi trường thấp đi để tự làm mát cơ thể. Hươu cao cổ cũng có nhiều da hơn so với những con vật cùng trọng lượng, do đó chúng có thể làm mát tốt hơn.

4. Sọc của ngựa vằn dùng để đánh lạc hướng

Có nhiều giả thuyết về tác dụng của những sọc đen trắng trên da của ngựa vằn, nhiều nhà khoa học cho rằng chúng khiến kẻ săn mồi khó xác định được một cá thể trong cả một đàn. Nghiên cứu quân sự lại cho thấy, khó có thể đánh giá tốc độ của mục tiêu với sự tương phản cao màu sắc, điều này cũng từng được áp dụng trong ngụy trang quân sự, áp dụng trên các tàu chiến trong Thế chiến I.

Mỗi một con ngựa vằn có các sọc đặc trưng khác nhau cũng giúp chúng nhận ra nhau. Bên cạnh đó màu sắc tương phản còn giúp chúng tránh được các loài côn trùng. Do ánh sáng bị phân cực khi gặp sọc đen, trong khi sọc trắng lại khử sự phân cực án sáng khiến các loài côn trùng bị rối loạn bởi sự luân phiên của ánh sáng phân cực.

3. Ếch Bornean thở qua da

Loài ếch đặc biệt này không có phổi, chúng cũng không có mang, tất cả hoạt động hô hấp của chúng được thực hiện qua lớp da đặc biệt. Mặc dù việc thở qua da không phải biện pháp tốt nhất, tuy nhiên loài ếch này có tỉ lệ trao đổi chất thấp, cũng có nghĩa chúng không cần nhiều oxy. Bên cạnh đó chúng sống trong những vùng nước lạnh giá, nước lạnh giúp giữ oxy lâu hơn.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được nguyên nhân tại sao loài ếch này lại không có phổi, có nhiều suy đoán do thích nghi với điều kiện sống ở những vùng nước chay xiết. Việc mang theo một túi khí trong cơ thể (phổi) ở những vùng nước chảy xiết có thể khiến chúng bị cuốn trôi đi. Môi trường ô nhiễm đang khiến loài ếch này khó tồn tại, tuy nhiên có một tin tốt là chúng không thể bị ung thư phổi.

2. Tắc kè hoa và khả năng ngụy trang

Cũng giống mới mực và bạch tuộc, tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc da để ngụy trang. Tuy nhiên chúng còn dùng khả năng này để điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau. Điều đặc biệt nữa của tắc kè hoa đó là chúng ngụy trang tùy thuộc và kẻ thù của mình.

Khi có kẻ thù tới gần, chúng không thay đổi màu sắc để ngụy trang một cách giống nhau. Ví dụ như nếu gặp một con chim săn mồi, chúng sẽ chuyển màu hòa vào môi trường xung quanh, tuy nhiên đối với một số loài khác chúng lại chuyển thành màu sắc sặc sỡ. Bằng cách nào đó, tắc kè hoa biết rõ kẻ địch của mình, đây là lần đầu tiên một con vật được chứng minh là sử dụng các loại khác nhau của ngụy trang tùy thuộc vào từng loại kẻ thù khác nhau.

1. Sên biển có khả năng quang hợp qua da

Sên biển xanh lá cây là loại động vật đặc biệt, nó chỉ ăn tảo và có cơ thể giống như một chiếc lá. Sau khi ăn một vài bữa, chúng chuyển thành màu xanh và bắt đầu có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, giống như khả năng quang hợp để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Đó là động vật duy nhất trên Trái Đất có khả năng quang hợp.

Sên biển làm được điều này là nhờ hấp thụ chất diệp lục trong tảo và chuyển chúng vào da của mình. Chất diệp lục này sau một thời gian sẽ mất đi, và chúng chỉ việc nạp lại bằng cách ăn tảo. Các nhà khoa học cho rằng loài sên đặc biệt này có khả năng thay đổi cấu trúc ADN để kết hợp ADN của tảo vào cấu trúc ADN của cơ thể chúng. Sau khi đã nạp đủ lượng tảo cần thiết và bắt đầu thực hiện quá trình quang hợp, chúng không cần ăn uống mà chỉ cần hấp thụ ánh sáng mặt trời, trong lúc đó chúng cũng không tạo ra chất thải.

Nghề luyện sắt của người Việt qua thư tịch cổ

Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng...

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Nói chuyện về các tên đường ở Sài Gòn năm 1957

Bài viết của nhà văn, nhà báo Bình Nguyên Lộc (tác giả của Đò Dọc) đăng trên báo Nhân Loại năm 1957 để tản mạn và châm biếm về cách...

Thần học là gì? Một giải thích từ người Thiên Chúa giáo

“Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị...

Chính danh định luận:  Hàn Mặc Tử hay  Hàn Mạc Tử?

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Trả lời tường tận câu hỏi này, chẳng phải… giản đơn.Song le, với những ai quan tâm nghiên cứu thân thế và sự...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Con khô miệt Lục Tỉnh ăn chơi ngon hơn ăn thiệt

Con khô là đặc sản của người Lục Tỉnh. Khô là thực phẩm hình thành trên bước đường khai hoang của tổ tiên. Thuở đó gọi “miệt Lục Tỉnh” là...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương tám: Ân tứ

Sau khi thi đỗ, các tân khoa Tiến-sĩ được vua ban thưởng rất hậu. Ngay từ đời Trần đã được ban áo xiêm, đãi yến, được cưỡi ngựa đi xem...

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Cần Thơ – Gạo trắng nước trong

“Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về” – Những địa danh nổi tiếng như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, cùng hệ thông sông ngòi...

Sài Gòn những năm 1996 qua ống kính của Gysembergh Benoit

Quán kem Bạch Đằng, khách sạn Majestic buối tối, nữ “ninja” trên đường phố… là loạt ảnh đen trắng khó quên về Sài Gòn năm 1996 được nhiếp ảnh gia...

Tangerine và Mandarin

Vào chợ Mỹ, tới gian hàng hoa quả, ta thấy bày bán đủ loại cam quýt. Thường thì ta chỉ nhìn hình dạng trái cây rồi chọn mua chứ ít...

Exit mobile version