Tinh tinh có. Gấu trúc có. Hải mã cũng có. Vậy tại sao “cậu nhỏ” của con người lại không có xương?
Các nhà nghiên cứu ở Anh cho biết họ đang gần tìm ra câu trả lời.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học College London ở Anh đã tiến hành một nghiên cứu về xương dương vật ở động vật có vú, cũng như chức năng của chúng ở các loài linh trưởng. Các nhà khoa học cho rằng sự biến đổi qua thời gian, “xương ngọc hành” (baculum) của tổ tiên con người dần tiêu biến vì hệ thống tìm bạn tình của loài người thay đổi.
“Hành động giao phối đã được thực hiện bởi xương dương vật“, Matilda Brindle của trường Đại học College London, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Có vẻ như xương dương vật (hay xương ngọc hành) tạo điều kiện cho con đực duy trì thời gian giao phối lâu và thường xuyên hơn – giúp đảm bảo tinh trùng có thời gian để thụ tinh cho con cái, giảm sự tiếp cận của con cái với bạn tình khác.
Xương trong dương vật (baculum) của loài hà mã dài khoảng 59cm (22 inch). Nguồn ảnh: Bảo tàng Toulouse.
Vậy tại sao con người lại mất xương dương vật? Theo nghiên cứu của nhóm khoa học cho biết, điều này có thể là kết quả của sự khác biệt trong các hoạt động giao phối. “Con người khi giao phối thường không quá lo lắng về việc bạn tình của mình sẽ có thời gian vui vẻ bên người khác. Hơn nữa, chế độ một vợ một chồng khiến nam giới không phải duy trì trạng thái cạnh tranh nữa, vì vậy xương dương vật cũng dần tiêu biến“, các nhà nghiên cứu có viết trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences.
Nhìn chung, các nhà khoa học cho rằng nam giới không phải cạnh tranh giao phối quá nhiều với các nam giới khác và thông thường, nữ giới chỉ chọn cho mình một người bạn tình duy nhất mà thôi.
Đây không phải là câu hỏi mà các nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm câu trả lời. Bởi họ đang tính toán các con số và cố tìm ra thời gian chính xác và nguyên nhân tại sao xương dương vật lại có tên khoa học là bacumlum – tiến hóa. Tên khoa học của xương dương vật (hay xương ngọc hành) là baculum, xuất hiện ở nhiều loài linh trưởng cũng như các loài động vật có vú trên khắp thế giới.
“Chúng tôi tìm thấy dương vật bắt đầu tiến hóa sau khi các loài động vật có nhau thai và không có nhau thai rẽ nhánh, cách đây khoảng 95 – 145 triệu năm,” bà Matilda Brindle, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Tuy nhiên, không phải chỉ mỗi loài động vật có vú có xương dương vật, mà ngay cả một số loài linh trưởng có họ hàng gần nhất với loài người như tinh tinh và loài vượn bonobos cũng có. Nhưng con người thì không.
“Chúng tôi cho rằng nó phải có sự cạnh tranh giữa các con đực“, Brindle nói.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận lợi ích mà xương ngọc hành mang lại cho dương vật. “Xương dương vật hay baculum làm cho con đực quan hệ tình dục dễ dàng hơn. Baculum cũng giúp hỗ trợ và bảo vệ dương vật của con đực, giúp quá trình đưa tinh trùng vào cổ tử cung của con cái được trơn tru hơn“, nhóm khoa học của Brindle trình bày.
Ở các loài động vật có baculum, áp lực máu đóng một vai trò quan trọng nhưng chức năng của nó là thúc đẩy cấu trúc xương trong dương vật đạt được sự cương cứng. Điều này mang lại nhiều lợi ích hơn so với tình trạng cương cứng chỉ do áp lực máu dồn về gây ra.
Chính điều này làm các nhà khoa học thắc mắc và tò mò rằng tại sao xương dương vật lại có nhiều hình dáng, nhiều kích thước khác nhau như vậy và hơn thế, họ muốn tìm ra nguyên nhân tại sao nam giới lại không tồn tại loại xương này. “Loài sóc ở Mỹ có “baculum bốn hướng” (four-pronged), thực sự, thực sự rất đáng yêu“, Brindle nói.
Sơ đồ so sánh kích thước hình dạng xương dương vật của các loài gấu sau đây: A) Gấu chó; B) Gấu đen châu Á; C) Gấu Andean; D) Gấu đen Mỹ; E) Gấu lợn; F) Gấu nâu; G ) Gấu Bắc cực và H) Indarctos arctoi đã tuyệt chủng.
Tuy nhiên, ở đây việc có xương dương vật phải mang một số giá trị nhất định, hoặc nếu không tại sao ở động vật mỗi con đực đều có, còn loài người thì không.
Brindle không chắc chắn về các giá trị của xương dương vật. Nhóm nghiên cứu của Brindle tin rằng có một sự cân bằng giữa việc có xương dương vật và tinh hoàn lớn, nhưng họ vẫn chưa tìm ra được. Trong khi đó, các loài động vật phải đối mặt với thứ gọi là cạnh tranh bạn đời, con đực có tinh hoàn lớn hơn sẽ có nhiều tinh trùng hơn và loại bỏ đối thủ cạnh tranh dễ dàng.
Hệ thống này tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, trong khi đó con đực sẽ phải giảm sự tiếp cận của con cái với bạn tình khác. Nếu không có xương dương vật, chúng không thể làm “chuyện ấy” hàng ngày được.
“Thực tế, bộ tinh hoàn của tinh tinh có kích thước bằng bộ não của chúng. Điều này thật khó tin phải không?“, Brindle nói.
“Tuy nhiên, kích thước tinh hoàn và xương dương vật dường như không liên quan đến nhau. Đôi khi trong khoa học, giả thuyết này không đưa ra được sự thật“, nhóm nghiên cứu báo cáo.
Trên thực tế, nó liên quan đến “thời gian giao phối” – kéo dài thời gian giao phối. Giáo sư Kit Opie từ trường Đại học London nói: “Độ dài của xương dương vật phụ thuộc vào khả năng duy trì hành vi giao cấu trong thời gian dài – khoảng thời gian trung bình sẽ kéo dài hơn 3 phút. Đây chính là “chiến thuật” tiến hóa dành cho loài khỉ, cho phép tinh trùng của khỉ đực có đủ thời gian để thụ tinh với khỉ cái, ngăn cản việc con khỉ cái giao cấu và thụ tinh với một con khỉ đực khác“.
Và các loài linh trưởng khác, ngoại trừ con người và khỉ New World, đều có xương dương vật.
“Vậy tại sao con người lại không có xương dương vật? Có thể là bởi họ không cần“, Brindle nói.
Theo nghiên cứu khoa học, điều này có thể là kết quả của sự khác biệt trong các hoạt động giao phối. Trong các loài linh trưởng, xương dương vật giúp tăng thời gian dương vật thâm nhập vào âm đạo khi giao hợp và thời gian giao phối lâu hơn thường xảy ra ở các loài có động vật có các con đực giao phối nhiều con cái. Điều kỳ lạ bên cạnh câu trả lời này, đó là loài vượn Bonobo chỉ thực hiện giao cấu trong vòng 15 giây nhưng loài này vẫn tồn tại xương dương vật (rất nhỏ, chỉ 8mm).
Xương dương vật của loài chó; mũi tên cho thấy rãnh niệu đạo. Nguồn ảnh: Didier Descouens / Bảo tàng Toulouse
Bên cạnh đó, còn một lý do khác khiến cho chúng ta khác những loài linh trưởng “thừa xương” kia là: “Nam giới không phải cạnh tranh giao phối quá nhiều với các nam giới khác và thông thường, nữ giới chỉ chọn cho mình một người bạn tình duy nhất“. Vì vậy, họ không cần phải lo lắng nhiều về việc cạnh tranh người bạn đời.
“Chính thói quen tìm kiếm và gắn bó bạn đời đã khiến nam giới mất đi xương dương vật trong quá trình tiến hóa“, theo tính toán ước lượng của các nhà khoa học vào khoảng 1,9 triệu năm về trước.
Đây chỉ là những mảnh ghép đầu tiên của bức tranh toàn cảnh về sự biến mất của xương dương vật trên người. Thực tế chúng ta chưa thể khẳng định được chắc chắn, nhưng những chứng cứ này giúp chúng ta cảm thấy thật tốt khi biết rằng xã hội phát triển và tập tính giống loài hoàn thiện hơn.