Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những sự thật về hiện tượng trăng tròn – Full Moon

Dấu hiệu Full Moon (Trăng tròn) một lần trong mỗi tháng là thời điểm mà chúng ta có thể nhìn nhận lại rõ ràng mọi việc xung quanh. Trong văn hóa và lịch sử, trăng tròn có một ý nghĩa nữa, đó là những sự thay đổi từ tháng này sang tháng khác trong một năm.

Mỗi Full Moon đều khuấy động cảm xúc của chúng ta và mỗi Full Moon trong mỗi tháng đều có những cái tên và các tính chất khác nhau. Nhiều tên gọi của Full Moon có niên đại từ thời các bộ tộc cổ xưa – những người dựa vào các kỳ trăng tròn để theo dõi mùa màng, thu hoạch. Mỗi tên gọi của Full Moon được tạo ra bởi nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Hầu như, các kỳ Full Moons đều có nhiều hơn một tên gọi – trong đó có tên gọi được sử dụng rộng rãi hơn các tên khác.

Mỗi tháng sẽ có một ngày trăng tròn – Full Moon

ScienceCasts: The Harvest Moon

Thực tế, một mặt của mặt Trăng phải đối diện với hành tinh, mặt còn lại luôn nằm trong bóng tối. Và trên thực tế, hầu hết thời gian “trăng tròn” sẽ không tròn hoàn toàn. Chỉ khi mặt trăng, Trái đấtMặt trời nằm thẳng hàng nhau thì lúc đó mặt trăng mới thực sự tròn 100% và sự thẳng hàng đó sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực. Đôi khi – rất hiếm khi – có hai lần trăng tròn trong một tháng (hoặc bốn lần trong một mùa, còn tùy thuộc vào cách quan sát của bạn). Hiện tượng hiếm gặp này đã xuất hiện vào ngày 21 tháng 05 năm nay.

Trăng tròn Full Moon tiếp theo sẽ là Trăng Trung Hoạch (Harvest Moon) sẽ xuất hiện vào ngày mai – thứ Sáu ngày 16 tháng 9. Trong khi đó, Full Moon sẽ thấy được rõ nhất vào lúc 3:05 chiều theo giờ địa phương (1905 GMT), mặt trăng sẽ tròn nhất trong chiêm tinh thông thường trước một ngày và sau ngày chính thức một ngày. Trăng Trung Hoạch được biết đến với tên gọi Trăng “hoa cúc Chrysanthemum” trong văn hóa của người Trung Quốc. Trăng Trung Hoạch xảy ra vào tháng Chín trùng với một hiện tượng “nguyệt thực nửa tối” (penumbral lunar eclipse) – sẽ quan sát được ở châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc và các khu vực Tây Thái Bình Dương.

Lịch trăng tròn năm 2016

Mỗi nước có nền văn hóa khác nhau nên cách đặt tên cho mỗi định kỳ trăng tròn cũng khác nhau. Những cái tên đó thường được bằng tên gọi của những hiện tượng xảy ra trong tháng. Danh sách Niên giám dành cho nông dân (Farmer’s Almanac) đã liệt kê ra một vài cái tên và giải thích một số thay đổi về những tên đó nhưng nhìn chung, những cái tên này được sử dụng ở các bộ lạc người Algonquin từ phía tây Tân Anh (New England) đến Hồ Thượng (Lake Superior). Những người đến định cư ở châu Âu vẫn lưu giữ phong tục tập quá riêng của họ, đồng thời cũng tạo ra một số tên mới.

Dưới đây là lịch trăng tròn năm 2016, theo NASA:

Ngoài ra còn có tên Trăng tròn (Full Moon). Người bản địa Mỹ thường gọi chúng bằng những cái tên khác nhau. Trong cuốn sách “This Day in North American Indian History” (tạm dịch: Ngày này trong lịch sử của người Mỹ bản địa) được xuất bản bởi nhà xuất bản Da Capo vào năm 2002, tác giả Phil Konstantin đã liệt kê hơn 50 tên thổ dân châu Mỹ và tên gọi của hiện tượng Trăng Tròn. Phil Konstantin cũng đã liệt kê nó trên trang web cá nhân AmericanIndian.net.

Nhà thiên văn học nghiệp dư Keith Cooley có một danh sách tóm tắt ngắn gọn về tên gọi các trăng theo những nền văn hóa khác nhau, trong đó bao gồm của người Trung Quốc và người Celtic trên trang web của ông. Ví dụ:

Tên các mặt trăng người Trung Quốc

Họ thường đặt tên trăng theo dấu hiệu của các mùa trong tháng, vì vậy Trăng Thu Hoạch (Harvest Moon) xảy ra vào cuối vụ mùa – tháng chín và Trăng Lạnh (Cold Moon) để miêu tả cái giá lạnh trong tháng Mười Một. Đó là cách hoạt động của mặt trăng ở Bắc bán cầu.

Ở Nam bán cầu, nơi mà thời gian các mùa có sự thay đổi, Harvest Moon (Trăng Thu Hoạch) thường xảy ra vào tháng Ba và Cold Moon (Trăng Lạnh) là tháng Sáu. Theo trang Earthsky.org, dưới đây là những cái tên phổ biến được dùng gọi mặt trăng nằm phía nam đường xích đạo:

Các giai đoạn khác nhau

Mặt trăng có dạng hình cầu và thời gian để đi vòng quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. Nó cũng mất 27 ngày để Mặt Trăng quay quanh trục của nó. Vì vậy, mặt trăng thường có các mặt giống nhau, ở đó không có riêng “mặt tối” của mặt trăng. Khi mặt trăng xoay quanh Trái đất, nó được chiếu sáng từ những góc độ ánh sáng khác nhau từ mặt trời. Trung bình, mặt trăng chỉ xuất hiện khoảng 50 phút mỗi ngày – nghĩa là nó có thể xuất hiện trong thời gian ban ngày và vào những thời gian khác vào ban đêm.

Dưới đây là các giai đoạn chuyển động của mặt trăng:

Mỗi Full Moon đều có thể tính được chính xác thời điểm xảy ra – điều này có thể hoặc không thể đúng với thời gian mặt trăng xuất hiện tại nơi bạn sinh sống. Vì vậy, Full Moon có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài giờ so với giờ thực tế. Mặc dù có đầy đủ những dụng cụ kỹ thuật nhưng một kính thiên văn thông thường sẽ không quan sát được hiện tượng đặc biệt này. Thực tế, mặt trăng nhìn sẽ gần giống nhau trong hai đêm liên tiếp sau khi xảy ra hiện tượng trăng tròn.

“Ban Tuổi Xanh” và những bài hát thiếu nhi trước năm 1975

Nếu có một gia tộc nào đóng góp nhiều nhất cho nền tân nhạc Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến nhà họ Phạm của vợ chồng ông bà Phạm...

Một số công trình trên mặt nước nổi tiếng thế giới

Xây dựng kỳ quan trên mặt nước là một bước đi táo bạo của con người trong việc chinh phục những điều không thể. Dưới đây là những kiệt tác...

Vẻ đẹp nhà thờ 130 tuổi ở Nam Định trước khi bị cháy rụi

Nhà thờ Trung Lao được khởi công xây dựng năm 1888, trước khi xảy ra hỏa hoạn đây là một trong những nhà thờ cổ kính nhất thành Nam với...

Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 13

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 5

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Hoa Quỳnh – Biểu tượng ý nghĩa và truyền thuyết

1- Hai Bài Thơ Hay Như Hạt Mưa Tan Bây giờ tôi với một tôi Một chân dưới mộ. Một đời phong ba Thưa em, tình đã nhạt nhòa Ngõ...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 1: Trùm băng đảng

Lưu manh bình thường không đáng sợ. Đáng sợ ở chỗ là khi lưu manh có học thức. Khi đó, sự phá hoại gây ra sẽ lớn gấp nhiều lần...

Vua Hàm Nghi, người nghệ sĩ tạo hình ở Alger và những mối tình trắc ẩn

Sau bốn năm háo hức, cuối cùng tôi cũng nhận được món quà ý nghĩa cho Noel. Đó là tác phẩm của Amadine Dabat, người cháu đời thứ năm Hoàng...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

Chuyện xưa: Người tính không bằng Trời tính

Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác...

Chùa Một Cột – ngôi chùa biểu tượng của nền văn hiến Việt

Một truyền thuyết kể rằng, chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049 vua đã mơ thấy mình được...

Exit mobile version