Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Pin mặt trời mới đạt hiệu suất gấp đôi

Viện nghiên cứu Helmholtz-Zentrum Berlin (HZB) phát triển tế bào quang điện màng mỏng Tadem cho tỷ lệ chuyển đổi năng lượng lên tới 24,16%.
Loại pin mới kết hợp hai chất bán dẫn CIGS và perovskite để chuyển đổi các thành phần khác nhau của quang phổ ánh sáng thành năng lượng điện. Trong khi các perovskite kim loại halogen tập trung vào ánh sáng khả kiến, hợp chất CIGS – bao gồm đồng, indi, gali và selen – có khả năng chuyển đổi một phần ánh sáng hồng ngoại mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Các tế bào CIGS có thể lắng đọng dưới dạng màng mỏng khoảng 3 – 4 micromet (µm). Các lớp perovskite thậm chí còn mỏng hơn nhiều với độ dày chỉ 0,5 µm. Các tế bào pin mặt trời song song Tadem do đó có độ dày chưa tới 5 µm, cho phép sản xuất các module năng lượng linh hoạt.

Pin mặt trời song song CIGS – perovskite. (Ảnh: HZB).
“Sự kết hợp này còn cho trọng lượng nhẹ và khả năng chống chiếu xạ, có thể ứng dụng trong công nghiệp vệ tinh không gian”, Giáo sư Tiến sĩ Steve Albrecht từ HZB, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trên tạp chí JOULE.
Albrecht cùng các cộng sự đã làm lắng đọng trực tiếp perovskite lên trên lớp CIGS bằng một kỹ thuật mà nhóm tự phát triển. Họ thêm các phân tử đặc biệt, được gọi là SAM, vào chất bán dẫn CIGS để tạo thành một lớp đơn phân tử tự tổ chức, giúp cải thiện khả năng tiếp xúc giữa perovskite và CIGS.
Tế bào quang điện song song mới cho hiệu suất chuyển đổi năng lượng lên tới 24,16%, cao hơn nhiều so với các pin năng lượng thương mại hiện có trên thị trường, dao động từ 5 – 15%. Giá trị này đã được chứng nhận bởi Viện nghiên cứu Hệ thống Năng lượng Mặt trời Fraunhofer (ISE) của Đức.

Chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288)

Đến nay nước sông vẫn chảy hoài  Mà nhục quân thù khôn rửa  TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên...

Ngon như cá bể nấu măng

Con gái ở thành phố gọi điện về rưng rưng bảo mẹ: "Xứ người cũng đã vào Thu, cái se lạnh làm chị nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cả món...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

10 câu chuyện ngắn về bài học làm người giản đơn mà sâu sắc

Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Bởi đơn giản chính là trí huệ, sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui,...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 1

Dân tộc Việt có một quá khứ đáng tự hào và trân trọng, các vị vua Hùng chính là “linh hồn” kiến tạo nên giai đoạn lịch sử quan trọng...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Đã từng có một Hà Nội rất khác…

Hà Nội hôm nay đang phát triển và thay đổi diệm mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng đã từng có một Hà...

Chiềng trong “Chiềng làng chiềng chạ” không giống “Chiềng” trong “Chiềng mường”

Chữ “chiềng” trong câu Kiều thứ 773 đã được nhiều nhà chú giải cho là do tiếng “trình” mà ra. Vậy đây là một cách phiên âm gượng để cho...

Truyện chưởng – Một thời làm mưa làm gió

Ở miền Nam khoảng năm 1960, tờ Dân Nguyện của ông chủ bút Hà Thành Thọ bỗng khởi đăng nhiều kỳ (feuilleton) cuốn tiểu thuyết võ hiệp Lam y nữ...

Người Nhật có liên quan đến quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin?

Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình...

Exit mobile version