Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tác hại của sóng điện thoại di động lên cơ thể người

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của các thiết bị di động, và điện thoại di động cũng không nằm ngoài mà thậm chí còn đứng đầu danh sách các thiết bị công nghệ phổ biến nhất của thế kỷ 21. Sự phát triển của điện thoại di động mà ngày nay là smartphone cũng kéo theo không ít những lo ngại về sức khỏe, một trong số đó là liệu sóng trên điện thoại di động có thể gây hại như thế nào đối với cơ thể con người? Những lo ngại này đã dẫn tới một lượng lớn các nghiên cứu trên cả động vật và ở người.
Điện thoại di động còn được gọi là “hệ thống các tế bào điện thoại” vì vùng phủ sóng sẽ được chia thành các “ô” nhỏ, mỗi ô có chứa một ăng-ten thu phát sóng của trạm gốc. Điện thoại di động sử dụng bức xạ điện từ trong phạm vi của sóng microwave, trong ngưỡng khoảng 2,5 GHz.

Phổ điện từ (Electromagnetic Frequency Spectrum)

Phổ điện từ là dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ. “Phổ điện từ” của một đối tượng là phân bố đặc trưng của bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp thụ bởi các đối tượng cụ thể.
Phổ điện từ kéo dài từ tần số thấp dùng cho liên lạc vô tuyến hiện đại tới bức xạ gamma ở cuối bước sóng ngắn (tần số cao), do đó phổ điện từ bao phủ các bước sóng từ hàng ngàn km đến một phần kích cỡ của một nguyên tử.
Khi chúng ta nói chuyện trên điện thoại di động, nó sẽ thu lại âm thanh và mã hóa thành một “sóng sin” liên tục. Sóng sin phát ra từ ăng-ten và dao động đồng đều trong không gian. Khi âm thanh được mã hóa đã được đặt trên sóng sin, bộ truyền sẽ gửi tín hiệu đến ăng-ten, ăng-ten này sau đó sẽ gửi đi tín hiệu đầu ra. Các tín hiệu được mã hóa được tạo thành từ bức xạ điện từ. Những sóng này được thu nhận bởi một thiết bị trong trạm thu phát gốc. Sau đó, ăng-ten ở trạm gốc sẽ phát ra những bức xạ liên tục để tạo liên kết với các thuê bao.

Tháp thu phát sóng di động và trạm gốc

Tác dụng nhiệt
Công nghệ điện thoại di động sử dụng các bức xạ điện từ trong phạm vi Gigahertz (GHz). Những bức xạ này gần với phạm vi của sóng microwave và có tính chất tương tự như microwave. Một phần của sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại di động sẽ được hấp thụ bởi chính phần đầu của chúng ta. Bức xạ phát ra bởi một chiếc điện thoại GSM có thể có công suất cực đại là 2 watt.
Tốc độ mà cơ thể người hấp thụ các sóng vô tuyến này được đo bằng chỉ số SAR (Specific Absorption Rate – là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio của cơ thể người, càng thấp càng tốt) và mức tối đa của nó đối với một chiếc điện thoại hiện đại được đặt trong khoảng từ 1,6 đến 2W/Kg trung bình cho 1 gam mô. Nếu chỉ số SAR vượt quá giới hạn, nó có thể gây ra cả tác động nhiệt và phi nhiệt trên cơ thể người, đặc biệt là ở vị trí tai và đầu vì đây là những khu vực tiếp xúc gần với bức xạ nhất. Hiệu ứng nhiệt của vi sóng (microwave) là nhiệt điện môi, trong đó, bất kỳ vật liệu điện môi nào như các mô sống đều có thể được làm nóng bằng cách quay các phân tử phân cực ví dụ như nước.
Sóng microwave ảnh hưởng đến não bộ
Trong trường hợp nếu một người sử dụng điện thoại di động để nghe gọi vài giờ mỗi ngày, hầu hết các hiệu ứng tăng nhiệt độ sẽ xảy ra ở tai giữa, bề mặt vùng đầu xung quanh tai và ngay cả trong não. Như chúng ta đã biết, tai giữa có các cấu trúc chứa đầy chất lỏng nên sẽ dễ bị tác động bởi nhiệt độ hơn. Trong khi mô não là một hệ thống khá là mong manh, nhưng đóng vai trò như một rào cản hạn chế nhiệt độ tác động vào não bộ.
Một số loại sóng não giúp xác định tâm trạng và sự tỉnh táo có cấu trúc giống với bức xạ di động ở đặc điểm về tần số. Một cấu trúc khác có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ là giác mạc của mắt. Nó là lớp phủ trong suốt ở phần trước của mắt. Nếu giác mạc thiếu nguồn cung cấp máu, tác động của nhiệt độ sẽ không thể được loại bỏ và có thể gây ra chứng đục thủy tinh thể sớm.
Còn các tác dụng phi nhiệt bao gồm các thay đổi trong chu kỳ sinh học, chuyển hóa tế bào, sự sinh tinh, và những bất thường trong sự phát triển của bào thai, sẩy thai… Một số người dùng điện thoại di động cảm thấy các triệu chứng không rõ ràng trong và sau khi sử dụng điện thoại di động như là cảm giác nóng rát và ngứa ran, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt và mất tập trung tinh thần… Tất cả những triệu chứng này này có thể là do ảnh hưởng của bức xạ sóng điện thoại lên trường sinh học của cơ thể.
Tóm lại, các hiệu ứng về mặt sinh học của bức xạ điện thoại di động lên cơ thể con người có thể được tóm tắt như sau.

Tác dụng nhiệt

Sóng microwave gây ra hiện tượng “sưởi ấm điện môi” trong cơ thể con người. Mô người rất giàu nước và thể hiện tính chất của chất điện môi (+ và – ve ion). Các mô sống này sẽ nóng lên qua vòng quay của các phân tử phân cực như nước. Ma sát này làm nóng mô. Đầu cũng là khu vực chịu sự tác động trực tiếp của bức xạ sóng điện thoại nên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tăng nhiệt độ này. Nhiệt độ trong tai giữa, não… sẽ tăng thêm 1 độ hoặc hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan này vì chúng có các khoang chứa chất lỏng. Tóm lại, tác dụng nhiệt của bức xạ sóng trên điện thoại di động có thể gây ra:

Vai trò của Blood-Brain Barrier – BBB

Hệ thống này bao gồm các mạch máu trong não và các mô xung quanh, tạo thành một hàng rào có thể dễ dàng loại bỏ tác động của nhiệt lên não bộ. Nhưng tác dụng làm nóng kéo dài của bức xạ sóng di động có thể làm thay đổi chức năng não và khả năng nghe.

Các tác động phi nhiệt

Ảnh hưởng đến giấc ngủ và điện não đồ (EGG)

Sóng microwave ảnh hưởng đến thính giác:

Các triệu chứng không rõ ràng trong và sau khi sử dụng điện thoại di động.

Cảm giác ngứa ran, mệt mỏi, chóng mặt, mất tập trung tinh thần, giảm thời gian phản ứng, suy giảm trí nhớ, hay quên, nhịp tim tăng nhanh…

Phòng ngừa


Điện thoại di động là một thiết bị giao tiếp tuyệt vời, không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Các tác hại của bức xạ sóng di động chỉ xảy ra nếu bạn lạm dụng nó trong thời gian dài. Do đó hãy có chiến lược sử dụng sao cho hợp lý, ngoài ra, các mẫu điện thoại di động phát ra bức xạ dưới 2 watt là hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa luôn cần thiết, cố gắng sử dụng điện thoại di động như một thiết bị liên lạc chứ không phải là thiết bị giải trí. Ngay cả khi bạn không thực hiện các cuộc gọi, điện thoại di động vẫn sẽ phát ra tín hiệu mạnh để giữ liên kết với các trạm gốc có tín hiệu mạnh nhất xung quanh khu vực.
Hãy xem xét một số biện pháp phòng ngừa như sau:

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam qua ảnh của Kyoichi Sawada

Những bức ảnh gây bàng hoàng về cuộc chiến tranh Việt Nam do Kyoichi Sawada – phóng viên chiến trường nổi tiếng của hãng thông tấn UPI (United Press International)...

Chợ Bến Thành – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn

Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn. Nằm tại trung...

Chiếc áo bà Ba, sao bà Tư bả mặc?

Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ...

Lăng mộ danh tướng Ông Ích Khiêm ở Đà Nẵng

Là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, Ông Ích Khiêm có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công...

7 cách bố thí không tốn một đồng nhưng mang lại phước đức cả đời

Bố thí là đem vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ...

Diện mạo thành Vinh một thế kỷ trước

Có lịch sử lâu đời, nhưng vì chiến tranh, thiên tai, thành phố Vinh hầu như không còn mấy di tích cũ. Qua nhiều nghiên cứu, ông Phạm Xuân Cần...

Văn Hường ca ra bộ, ca ra cá, ca ra cua, ca ra caca!

Trong số các danh ca vọng cổ mà tôi thân quen, vua vọng cổ hài Văn Hường là người dễ thương nhứt, tánh tình xuề xòa như chú khách trú...

Chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam

Trống đồng Sao Vàng thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm. Hệ thống hoa văn trang trí trên trống mang những nét...

Đạo thờ cúng Tổ Tiên của người Việt

Phan Kế Bính ở những năm đầu thế kỷ 20, theo xu hướng Duy tân của các nhà nho, nhất là Ðông Kinh Nghĩa Thục, đã nhận xét về tục...

Tục bái vật là gì?

Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật,...

Exit mobile version