Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vận tốc tối đa con người có thể chạy là bao nhiêu?

Bạn có thể chạy nhanh đến đâu? Vấn đề đối với câu hỏi này là nó khá mơ hồ. Chúng ta đang nói đến tốc độ tối đa, hay quãng thời gian cần để bạn hoàn tất một chặng marathon? Hay thời gian cần để bạn chạy hết một cây số?

Khả năng chạy của con người

Bạn cũng có thể đặt ra những câu hỏi tương tự khi nói về thành tích nhanh nhất một người có thể đạt được khi chạy. Con người chúng ta không giỏi trong việc chạy nước rút. Chó và mèo là những động vật nhanh nhất sống trong nhà – những con chó săn thỏ có thể đạt vận tốc đến gần 70km/h, và thậm chí mèo nhà cũng có thể đạt 48km/h nếu chạy hết tốc lực.
Nhưng loài người nào phải vô dụng? Chúng ta là những đối thủ đáng gờm khi xét đến khả năng chạy bền ở những khoảng cách xa hơn. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn.

Người chạy nước rút nhanh nhất lịch sử là Usain Bolt.

Vận tốc tối đa khi chạy nước rút

Người chạy nước rút nhanh nhất lịch sử là Usain Bolt. Tại World Championship ở Berlin năm 2009, anh đã đạt vận tốc 44,7km/h trong khoảng giữa 60 và 80 của đoạn đường 100 mét. Nếu tính toàn bộ đoạn đường 100 mét này thì vận tốc trung bình của Bolt là 37,41km/h. Anh đã hoàn thành quãng đường chạy trong 9,58 giây và thiết lập kỷ lục thế giới mới.
Quả là nhanh, nhưng không nhanh lắm đâu – loài mèo có thể cho Bolt hít khói. Hổ, báo, gấu, và vô số các loài động vật khác cũng vậy.

Chạy bền thì sao?

Điều con người làm tốt hơn các loài động vật chính là duy trì vận tốc ổn định trong suốt một khoảng cách dài. Vận tốc tối đa của chúng ta khá thấp, nhưng chúng ta có thể duy trì vận tốc đó trong một quãng thời gian kha khá.
Hicham El Guerrouj hiện nắm kỷ lục thế giới xét về chạy bền. Thời gian chạy hết 1 dặm của anh là 3 phút và 43,13 giây. Có nghĩa là anh này duy trì được vận tốc trung bình 16,12 dặm/giờ (tương đương 25,94km/h) trong suốt cuộc chạy. Nghĩa là gì? Guerrouj đã chạy với vận tốc bằng 70% vận tốc kỷ lục thế giới của Usain Bolt trên một quãng đường dài gấp 16 lần.
Quả thực hết sức ấn tượng!

Chạy marathons còn ấn tượng hơn

Quãng đường chạy càng dài, thành tích của con người càng ấn tượng.
Năm ngoái, Eliud Kipchoge đã hoàn thành một cuộc chạy marathon (26,219 dặm, tương đương 42,2km) trong 1 giờ 59 phút 40 giây. Vì hoàn cảnh của cuộc chạy, thành tích của Kipchoge không phá vỡ bất kỳ kỷ lục thế giới nào, nhưng đó vẫn là thành tích nhanh nhất mà một con người từng đạt được khi chạy trên một quãng đường dài như vậy.
Nhanh không tưởng đúng không nào?

Eliud Kipchoge.
Kipchoge đã chạy 1 dặm trong chưa đầy 4 phút và 34 giây. Trong suốt gần 2 giờ liên tục. Có nghĩa là anh này duy trì vận tốc trung bình 13,16 dặm/giờ (tương đương 21,18km/h). So với thành tích của El Guerrouj, thì Kipchoge đã chạy với vận tốc bằng hơn 80% vận tốc của El Guerrouj nhưng trên một quãng đường dài hơn đến 26 lần.
So với Kipchoge thì thành tích của Bolt trông cũng thật nhạt nhẽo. Vận tốc trung bình của Kipchoge là khoảng 56% vận tốc kỷ lục của Bolt, trên một quãng đường dài hơn… 420 lần.
Không thể chối cãi: Con người chúng ta phát triển theo hướng sức bền chứ không phải theo hướng tốc độ bộc phát.

Đường càng dài, thành tích càng…điên rồ

Marathon là quãng đường chạy dài nhất mà chúng ta thường dùng trong thi thố. Dẫu vậy, vẫn có một vài cuộc đua “siêu marathon” với quãng đường dài hơn, cho chúng ta thấy con người có thể chạy nhanh đến mức nào khi họ buộc phải chạy.
Tay chạy người Mỹ Zach Bitter nắm giữ kỷ lục thế giới chạy 100 dặm với thành tích 11 giờ, 19 phút, và 13 giây. Tính trung bình, anh này chạy 1 dặm trong 6 phút 48 giây. Có nghĩa là Bitter đã chạy gần như liên tục trong nửa ngày với vận tốc gần 9 dặm/giờ (tương đương 14,48km/h).
Yiannis Kouros, “thánh chạy” người Hi Lạp, nắm giữ kỷ lục thế giới về chạy 1.000 dặm. Anh này đã chạy quãng đường đó trong 10 ngày, 10 giờ, 30 phút, và 36 giây. Tức vận tốc trung bình của Kouros là gần 4 dặm/giờ (tương đương 6,4km/h), bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi, ăn uống, và ngủ.
Kể cả khi chạy những quãng đường dài đến vậy, con người vẫn có thể duy trì được tốc độ đáng nể. Thành tích nhanh nhất khi chạy trên chặng đường núi Appalachian Trail dài 2.190 dặm là 41 ngày, 7 giờ, và 39 phút, do Karel Sabbe (người Bỉ) nắm giữ. Tức vận tốc trung bình của anh vẫn hơn 2 dặm/giờ (tương đương 3,2km/h) trong xuyên suốt hơn 1 tháng, trên địa hình gập ghềnh. Một người trung bình cần khoảng 6 tháng mới hoàn thành được một chặng đường tương tự.

Mang giày vào và chạy thôi!

Như đã nói ở trên, con người không phát triển theo hướng có thể chạy nước rút siêu nhanh, mà thiên về khả năng chạy đường dài với nhịp điệu duy trì đều đặn suốt hàng giờ liền. Có lẽ đó là lý do giải thích vì sao người tiền sử là những gã thợ săn “trâu bò” chuyên nhử cho con mồi đuối sức và phải chấp nhận buông xuôi.
Bất kể lý do gì, và bạn định nghĩa “nhanh” ra sao, thì hi vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn cũng đã phần nào hình dung được con người chạy nhanh như thế nào, dù là 100 mét hay 100 dặm.

Những nhà ga bỏ hoang quanh Đà Lạt

Hoạt động từ năm 1932 cho đến thập niên 1970, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt từng được coi là một trong những tuyến đường sắt độc đáo nhất...

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ mấy năm nay...

Công trình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng

Nghênh Lương Đình - một trong hai di tích của cố đô Huế được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng, là công trình kiến trúc gắn bó với lịch...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Hình ảnh về Đông Dương trước năm 1944

Phố cổ Nam Định, “thác Niagra của Đông Dương”, hoa khôi người dân tộc Lô Lô… là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm “Cư dân Đông Dương thuộc...

Tại sao có chữ “Tông’ trong miếu hiệu của các vị vua Việt Nam

Việt Nam có lịch sử hình thành từ rất sớm. Trải qua tiến trình lịch sử ấy, dưới thời phong kiến, các vị vua của các triều đại đều tồn...

Chuyện hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 2/5/1896, hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà được xây thêm, trọng lượng các chuông không bằng nhau. Có tất cả 6 chuông lớn (sol: 8.785 kg, la: 5.931 kg, si:...

Sài Gòn và những con phố “xưa, cũ” độc đáo

Tuy không có 36 phố phường như Hà Nội nhưng Sài Gòn lại có những con phố “xưa, cũ” vô cùng độc đáo mà không phải nơi nào cũng có....

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa

Sang xứ người đã vài thập kỷ, kỷ niệm thời học trò ngày càng lùi dần vào quá khứ. Bất chợt hôm nay có người nhắc lúc này đang là...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Sài gòn sinh hoạt

Tôi trải đến nay bảy tám chục năm, tai nghe mắt thấy, từ lúc ấu thơ đầu còn chửa chóp, lối 1910, học trường tỉnh ở Sốc trăng, tại chợ,...

Exit mobile version