Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Tết Trung Thu đã có rất nhiều sự thay đổi. Vẫn là không khí rộn ràng, đông vui nhưng dường như chúng ta khó có thể thấy lại được những phong vị ngày xưa trong ngày Tết truyền thống này.
Cửa hàng bán đồ Trung Thu đầu thế kỷ 20.
Tết Trung Thu có từ bao giờ, ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta thì chưa có tài liệu sử sách nào đề cập đến. Chỉ biết rằng Tết Trung Thu đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào trong đời sống của người Việt, là một dịp để những người thân trong gia đình được quây quần bên nhau trao gửi yêu thương.
Dù nó có sự biến đổi liên tục theo năm tháng nhưng với nhiều người, Tết Trung Thu vẫn là khoảng ký ức không bao giờ phai nhạt.
Đám con trẻ hào hức với Tết trung thu xưa.
Giờ đây, không khí ngày Tết Trung thu đang đến gõ cửa từng ngôi nhà từ vùng quê đến những con phố. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác, trải qua lớp bụi của thời gian, ngày nay Tết Trung thu đã có nhiều đổi khác so với khi xưa.
Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng.
Thuở xưa ấy, khi gần đến Trung thu, những cửa tiệm quanh chợ bắt đầu trang trí, bày biện mặt hàng sửa soạn cho dịp lễ này. Đám con trẻ thời ấy háo hức kỳ lạ với Tết Trung Thu bởi các thú vui truyền thống, mộc mạc nhưng tinh tế của dịp lễ cổ truyền này.
Khắp phố phường rộn ràng âm thanh của những người thợ đóng bánh ngoài quầy tạo nên khi khuôn bánh gõ mạnh trên mặt bàn theo những nhịp điệu khoan nhặt rất đặc trưng.
Một cửa hàng thực phẩm thời xưa, nay chỉ còn là dĩ vãng.
Đủ các món đồ chơi được bày bán ở những khu chợ xưa.
Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Những đầu lân, các đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính, làm theo các hình con cá, ông sao, bánh ú hay những con giống, làm bằng bột cắm lông gà nhuộm màu sặc sỡ, cũng là nét đặc thù của Tết Trung Thu của người Việt.
Đèn hình con cua là ước ao của bọn trẻ cả tháng trời trước Tết Trung Thu.
Múa lân cũng là một trong những nét đẹp của Tết Trung Thu. Múa cùng với lân là ông thổ địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan. Tiếng trống, tiếng hò reo, tiếng bước chân, và vũ điệu của sư tử, cứ rạo rực, cuốn hút không biết bao người.
Múa lân Trung Thu xưa.
Trung Thu của con nhà giàu
Tết Trung Thu
Và một điều quan trọng nữa không thể thiếu mỗi khi Tết Trung Thu đến, đó là khoảnh khắc cảm nhận sự ấm cúng của gia đình khi xoay quanh mâm cỗ. Mọi người cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh nướng, bánh dẻo hòa với nước trà xanh và chia sẻ những câu chuyện của mình.
Dù thời gian của Tết Trung thu không dài, nhưng nó đủ để mỗi người trân trọng hơn những ký ức đẹp, để khi qua đi rồi ai cũng nuối tiếc và tự hỏi: “Bao giờ mới đến Trung thu nữa nhỉ?”.
Mâm cỗ trung thu xưa có đầy đủ các loại trái cây.
Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên nổi tiếng Sài Gòn, ảnh chụp trước 1975.
Hà Nội thập niên 1990, một cô bán đèn cù quay đang “chào hàng” với một bé gái bên quán nước.
Đồ chơi Trung thu xưa gắn với truyền thống dân tộc (đầu thế kỷ 20).
Một chợ Trung thu Hà Nội năm 1987.
Sài Gòn mùa Trung thu xưa (thập niên 1990).
Anh sửa lồng đèn cho em, hình ảnh không thể quên với tuổi thơ 8x trở về trước.
Theo Thúy Hà