Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cao Bá Quát bị khép tội tử hình vì sửa bài thi

Thấy 24 bài thi văn hay nhưng phạm húy, không nỡ đánh trượt người tài, quan Ngoại trường Cao Bá Quát cùng một viên sơ khảo khác đã chữa lại bài thi.

Năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Trong khi chấm bài thi thấy một số bài văn hay nhưng phạm húy, không muốn vì lỗi nhỏ mà đánh trượt người có tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài.

Chu Thần Cao Bá Quát – Ảnh: Internet

Trong 24 người này có 5 thí sinh đỗ cử nhân, gồm: Hoàng Kim Minh, Lê Thiều, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khánh, Phan Văn Trị. Thí sinh Trương Đăng Trinh – cháu ruột của Đại thần Trương Đăng Quế – có quyển văn thứ 2 bị nội trường đánh hỏng, phần khảo là Nguyễn Văn Siêu đánh giá bài thi tốt đã nói với quan Ngoại trường Cao Bá Quát cho liệt Trinh vào hạng đỗ. Cao Bá Quát đồng ý.

Luật tổ chức trường thi quy định trong thời gian chấm thi, quan Nội trường và quan Ngoại trường không được gặp nhau. Tuy nhiên thấy Cao Bá Quát viết tốt, Chủ khảo Bùi Quỹ bèn gọi ông ra Ngoại trường viết bảng thí sinh thi đỗ. Viết xong, Cao Bá Quát được Nguyễn Văn Siêu giữ lại qua đêm để uống rượu.

Đến khi tra bảng, các sĩ phu xôn xao. Khi bị Bộ Lễ và Viện Đô sát điều tra, Cao Bá Quát nhận tất cả, nói: “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”.

Án được dâng lên vua, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị tội tử hình. Nguyễn Văn Siêu bị tội phạt trượng (đánh bằng gậy) và tội đồ (đi đày). Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức…

Theo Đại Nam thực lục, nhà vua phán rằng: “Chọn người tài giỏi là một điển lễ long trọng, bọn Quát dám làm trái phép như thế, khép vào tội nặng cũng đáng. Song ta nghĩ do sự khờ dại mà làm ra, chứ không có tình tiết gì khác, còn có thể khoan tha cho tội xử tử. Siêu cho Quát ngủ ở phòng của mình, tuy không có tình tiết gì, nhưng phép trường không thể hỗn tạp như thế được. Đáng lẽ ra cứ theo như luật mà trị tội, nhưng ta tạm gia ơn tha cho tội đồ mà chỉ cách chức, cho gắng sức làm việc để chuộc tội.”

Vua ban lệnh cho Thị lang Bộ Hình Ngô Văn Địch, Chưởng ấn Cấp sự trung là Lê Chân cho gọi 5 người được chấm đỗ cho thi lại. Nếu đúng văn khá, đáng được đỗ sẽ phong hạng cử nhân. Trong những người này, duy nhất cử nhân thứ 20 là Phan Văn Trị vì bài phú trùng vần, bị đánh hỏng.

Châu bản triều Nguyễn viết rằng, sau đó Cao Bá Quát được giảm án từ “trảm quyết” (chém chết ngay) thành án “giảo giam hậu” (giam lại, đợi thắt cổ đến chết sau). Nguyễn Văn Siêu truyền miễn đánh gậy, giao cho Bộ Lại hiệu lực chuộc tội….

Cuối cùng, án Cao Bá Quát được đổi sang tống ngục. Năm 1843 ông được cho đi “dương trình hiệu lực” nghĩa là được phép lập công chuộc tội, theo đoàn Đào Trí Phú đến Indonesia. Sau đó vài năm, ông vào Viện Hàn lâm, lo việc sưu tầm và xếp đặt văn thư.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đánh giá, là quan Ngoại trường nên Cao Bá Quát không lạ gì quy chế thi, người đi thi nếu phạm húy, tùy lỗi nặng nhẹ, có khi còn bị chém đầu, huống gì lại chữa bài phạm húy để lấy đậu. Cao Bá Quát chắc chắn biết tội nhưng vẫn cứ làm, bởi từng nói: “Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa, Đồng bệnh tương lân khước lụy nhân” (Tìm điều nhân chưa chắc được đã mang tai họa đến, Cùng cảnh thương nhau lại làm lụy cho người)”.

Chế độ thi cử triều Nguyễn nói chung và thời Thiệu Trị nói riêng rất nghiêm nhưng việc giảm án và việc bản án được trì hoãn qua nhiều ngày tháng cũng cho thấy vua triều Nguyễn không phải là không quý trọng người tài.

Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh

Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà...

Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

Ảnh để đời về miền Tây Nam Bộ ngày trước

Cùng cảm nhận nét đặc sắc của đời sống vùng sông nước miền Tây Nam Bộ năm 2007 qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Ian...

Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ

Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong...

Sự cách biệt văn hoá Đông – Tây

Hai cõi người cách biệt Đông phương là đâu Tây phương là đâu Từ cái khác bên ngoài Đến cái khác bên trong Đến cái nhìn vũ trụ Đến cái...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Bảy mươi lạng bạc và ba mạng người

70 lạng bạc được cho đi, người khác thấy vậy coi đó là một việc làm dại dột. Nhưng đến khi hỏa hoạn xảy đến thì chỉ với tấm lòng...

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Chữ “trăm phần trăm” (100%) ra đời như thế nào ?

“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải trăm phần trăm (100%) . Cầu ba cẳng Số là thời chính quyền cũ đó, mỗi...

Tìm hiểu lính thú thời xưa : Lính triều Nguyễn

Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương sáu: Chấm thi

Phép chấm thi thay đổi tùy thời, nhưng không ngoài mục đích kén chọn người một cách công bằng, thích đáng. Thời Nguyễn, để tránh gian lận tư túi, quyển...

Bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức

Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về...

Exit mobile version