Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện ngập nước sau cơn mưa ở đường phố Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn những năm trước năm 1975, khi trời mưa lớn cũng gây ngập một số tuyến đường, nhưng ngập chỉ tới khoảng gần nửa bánh xe, khi cơn mưa vừa dứt thì nước cũng vừa kịp rút hết.

Ngập trên đường Lê Lợi

Đường Lê Lợi chỉ thỉnh thoảng những cơn mưa thật lớn mới bị ngập, do nước ở những nơi cao đổ dồn xuống, nhưng chỉ dứt mưa là nước rút, không ngập lưu cửu như bây giờ. Hệ thống cống ở vùng trung tâm Sài Gòn có hình thuổng cao hơn đầu người, thỉnh thoảng nhiều người vẫn xuống bắt cá, lươn.

Ở đường Phan Văn Trị, Quận 5, khi trời mưa dai cũng ngập nhưng cũng chỉ tới mắt cá chân và chỉ vài phút sau nước rút hết bởi, vì ngày xưa còn có kênh 6 xã và vùng Bình Chánh, Nhà Bè kênh rạch chằng chịt, là hệ thống thoát nước tự nhiên của Sài Gòn xưa. Ngày nay khu Quận 7, Nhà Bè có nhiều khu đô thị mọc lên làm chặn đường nước rút, nên thường gây ngập cục bộ.

Đường phố Sài Gòn bị ngập khi mưa lớn từ 60 năm trước. Trong ảnh là góc đường Pasteur – Lê Lợi (quận 1).

Người dân cưỡi xe vượt con đường Tổng Đốc Phương (nay là Hồng Bàng) đã biến thành sông.

Cảnh ngập lụt trên đại lộ Lê Lợi vào một ngày mưa ở Sài Gòn thập niên 1960.

Những người đạp xích lô khó nhọc đạp xe trong biển nước ở giao lộ Lê Lợi – Công Lý (nay là Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Sài Gòn ngày 30/5/1968. Ảnh của phóng viên Eddie Adams.

Lụt lội ở đường Thái Lập Thành, nay là đường Đông Du, Sài Gòn năm 1967. Ảnh: Thomas Southall.

Nước ngập nửa bánh xe máy. Tuy nhiên tình trạng ngập ở thành phố 50 năm trước không nặng như hiện nay.

“Ngập nước ở Sài Gòn xưa chủ yếu do mưa kết hợp triều cường nhưng ngập không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như hiện nay. Ngày trước dân số thấp, đất đai còn nhiều nên việc thoát nước cũng tốt hơn”, một chuyên gia chia sẻ.

Saigon ngày nay cũng có nhiều dự án, giải pháp để chống ngập, kẹt xe nhưng do tốc độ phát triển nhanh, dân số cao nên vẫn chưa giải quyết triệt để.

Loạt ảnh đời thường của Hà Nội đầu thập niên 1980

Nhà ngoại giao Anh John Ramsden đã ghi lại nhiều hình ảnh đặc sắc về con người và cuộc sống ở Thủ đô. Qua 1.800 bức ảnh đen trắng của...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong...

Chân dung vua Gia Long

Để có những hình ảnh đáng tin cậy về vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau. Những...

Vua Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp

Sau 10 năm du học ở Pháp, ngày 16/8/1932, vua Bảo Đại xuống tàu về nước. Ngày 8/9/1932 tàu chở vua về đến Đà Nẵng… Bộ ảnh vua Bảo Đại...

Đọc lại sự tích Táo Quân một bà hai ông

Nhiều khi tôi lẩn thẩn tự hỏi, chuyện ngàn năm trước và ngàn năm sau có khác gì nhau không? Suy đi nghĩ lại thì thấy chuyện đời xưa có...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

Người Việt xưa dạy phụ nữ đọc sách và có trách nhiệm quốc dân

Nữ huấn tam tự thư 女訓三字書 (AB.22), hiện lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Sách chữ Hán, khắc in chân phương rõ nét, chỉ có chính văn chữ Hán,...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Ly kỳ quanh  Khúc Thụy Du

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Du Tử Lê (1941-2019)  có hàng trăm bài thơ đã được phổ thành ca khúc, nổi trội nhất là bài hát Khúc Thụy Dudo...

Vài nét lịch sử người Hoa và người Minh Hương ở Nam Bộ

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn....

Exit mobile version