Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Có một Hà Nội rất bình dị bên những ly trà đá vỉa hè

Khi nhắc đến Hà Nội, hẳn người ta đã quá quen thuộc với những gì xa hoa, sang trọng từ lâu đã làm nên vẻ đẹp của mảnh đất thủ đô đầy văn minh và hiện đại. Thế nhưng ở đâu đó Hà nội vẫn có những góc bình dị và thân thương khiến cho người đi không nỡ người ở xốn xang. Trà đá vỉa hè- một thức uống rất đỗi quen thuộc, là nét văn hóa bình dị và cổ xưa nhất. Nhưng không phải bất cứ ai cũng nhận ra và cảm nhận được.

Trà đá vỉa hè đã không còn xa lại với những người sinh sống và làm việc trên mảnh đất ngàn năm văn hiến mà nó còn trở thành nét văn hóa đặc trưng khi người ta nhắc tới phố phường Hà Nội. Thậm chí với những người đã gắn bó lâu dài trên mảnh đất này, thì ly trà đá đã trở thành một thức uống không thể thiếu và luôn mang lại sự vấn vương trong tâm trí mỗi người.

Nói có thể bạn sẽ không tin, nhưng chỉ cần ngồi 1 vài giờ đồng hồ bên chiếc bàn nhỏ cùng với ly trà đá mát lạnh là bạn có thể hóng hớt được vô số thứ chuyện trên đời từ đời sống, kinh tế, xã hội thậm chí là chuyện chính trị thâm sâu của đất nước với những con người hòa đồng thân thiện và hoàn toàn xa lạ.

Những quán trà đá vỉa hè hiện diện khắp nơi trên phố phường Hà nội, từ những khu phố sầm uất, tấp nập bên các trung tâm thương mại sang trọng đến những quán cóc tạm bợ ở cuối một con phố nhỏ nào đó. Nơi đâu cũng tràn ngập trà đá và trà đá.  Đồ nghề của những vị chủ quán này cũng khá là đơn giản như chính cái thức uống này vậy. Chỉ cần một chiếc bàn nhỏ bày bánh kẹo, thuốc lá… một chiếc thùng xốp để ủ trà và đựng đồ nghề cùng với dăm ba cái cái ghế nhựa là đã trở thành nơi buôn dưa bán chuyện của vô số những thành phần người trong xã hội.

Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách hàng , trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị và đơn giản như chính những con người Hà Nội xưa cũ vậy. Nó luôn là điểm đến được mọi người ưa chuộng và thích thú.

Bên những ly trà đá kia là những người lao động cơ cực bòn rút từng đồng để trang trải cuộc sống cho những đứa con thơ dại, hay những người công nhân viên chức làm việc trong những công ty đầu tàu lớn mạnh. Tất cả họ khi bước chân vào đây, không phân biệt thân phận thấp kém nghèo hèn hay cao sang quyền quý, họ cùng nhau vui vẻ cùng nhau thưởng thức ly trà mới ủ, cùng nhau ngắm phố phường và tán dóc chuyện đời.

Trà đá chẳng phải là thức uống cao sang gì, nhưng nó dần trở thành nét văn hóa đặc trưng trong lòng mỗi người dân sinh sống và làm việc trên mảnh đất thủ đô. Bình dị và đơn sơ là thế nhưng văn hóa trà đá vỉa hè lại là niềm thương, là nỗi nhớ của những người con phải rời xa Hà Nội đi tha phương khắp chốn. Còn với người ở lại, nó là tình yêu là dư vị cuộc sống mà ai cũng mong muốn được nếm trải hằng ngày. Là sự kích thích tò mò và thôi thúc đối với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Sài Gòn có cafe bệt, Hà Nội có trà đá vỉa hè. Còn nơi bạn sống? Có gì khiến bạn luôn nhớ về? Có gì khiến cho bạn khát khao mỗi khi đi xa?

Ảnh đời thường của Sài Gòn năm 1966

Cảnh sát giao thông tác nghiệp, chợ An Đông nhộn nhịp, trẻ em trong Lăng Ông… là loạt ảnh đời thường sinh động ở Sài Gòn năm 1966 qua ống...

Phong thủy Gò Công – Vùng đất sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng sử Việt

Là nơi hội tụ cuối cùng của dãy núi Trường Sơn và sông Cửu Long, đất Gò Công đã sinh ra hai bà Hoàng nổi tiếng trong sử Việt. Địa...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Vì sao ham muốn sắc dục là cửa tử của đời người?

Miên man giữa hồng trần, khó có thể tránh khỏi lòng ham mê sắc dục. Nhiều người cho rằng chỉ có sắc tâm mà chưa hành động thì không tính...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Bóng hồng duy nhất trong những ca khúc nhạc Ngô Thụy Miên

Âm nhạc của Ngô Thụy Miên không còn xa lạ với công chúng, nhưng cuộc đời của Ngô Thụy Miên lại chẳng mấy người yêu nhạc tường tận. Có lẽ bởi...

Tại Sao Gọi Họ Là Người Tàu?

Phần thứ nhất Cách đây gần một năm, một người thuộc giới tri thức hàng đầu, ông Arjen Nguyen chuyển cho thân hữu mình một bài viết mang tên là “Ba...

Người Việt ăn bằng đũa tự bao giờ?

Tục ăn bằng đũa của người Việt có từ bao giờ? Việt Nam không phải quốc gia duy nhất trên thế giới có văn hóa dùng đũa. Các nước châu...

Tín ngưỡng thờ Mẫu vùng Lĩnh Nam

Xuất phát từ những vấn đề chung về vùng Lĩnh Nam Trung Hoa và tín ngưỡng thờ mẫu, bài viết bàn về quá trình hình thành và phát triển của...

Ca-ve là gì?

Ca-ve là gì? ca-ve phiên âm của tiếng lóng cavert mà học sinh nam trường Pháp, ở Việt Nam những năm 50 của thế kỷ 20. Dùng để chỉ một...

Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Có khá nhiều người muốn tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho câu thành ngữ. Quá tam ba bận nghĩa là gì? Vì thực tế, câu thành ngữ này...

Văn hóa phương tây dưới mắt một người Việt Nam bảy mươi năm trước

Nhắc lại và bàn qua một bài thơ của cụ Phạm Phú Thứ Đông phương nhật dĩ xuất, Tây thổ kê vị minh. Nha bãi tề chương phục; Quân tiền...

Exit mobile version