Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ký ức Trung Thu rực rỡ của một người Sài Gòn

Những chiếc bánh nướng thơm phức được bày biện cạnh ấm trà đặc quánh, xóm nhỏ sáng trưng ánh đèn, và chiếc lồng đèn giấy kiếng xanh đỏ thì lấp lánh trên tay mấy đứa nhỏ… Cứ mỗi mùa trăng rằm tháng 8, những miền kí ức rực rỡ ấy lại thi nhau ùa về.

Ngày nhỏ, tôi hay ghen tị với những đứa em họ ở quê bởi Trung thu đối với tụi nó thật tuyệt. Có ông trăng tròn vành vạnh không bị che khuất bởi những tòa nhà chọc trời, lồng đèn của tụi nó cũng thiệt là “oai”, tự uốn những thanh tre cong cong, rồi lấp lên bằng mớ giấy kiếng nhiều màu sắc. Mấy đứa nhỏ cùng xóm được xách chiếc đèn lồng chạy mải miết trên những cánh đồng xa, reo vui đắm chìm trong một mùa trăng trọn vẹn.

Nhưng càng lớn, tôi càng nhận ra Tết trung thu được tạo nên bởi những tâm tình Đoàn viên, bởi văn hóa đậm đà bản sắc, bởi nếp sống, nếp nghĩ… của thị dân thành phố. Và Trung Thu ở Sài Gòn vẫn đẹp bởi những kí ức muôn màu.

Trung Thu và yêu thương của bố

Năm nào cũng thế, cứ vào độ tháng 7 âm lịch là các hiệu bánh Trung Thu lại bắt đầu dựng sạp hàng, nô nức trưng bày những chiếc bánh nướng vàng ươm, đủ mùi vị khiến một đứa học trò như tôi đi ngang cũng không khỏi thèm thòm. Nhà nghèo, nên việc mua Bánh Trung thu “đầu mùa” đối với tôi khi ấy là một ước mơ.

Trường học của tôi nằm ở con đường lớn ở thành phố, nơi có những cửa hàng bánh trung thu sầm uất và đông đúc nhất. Hạt sen ngũ vị, gà quay trứng muối, đậu xanh, mè đen… những vị bánh chạy trên chiếc biển quảng cáo khiến tôi cứ ngắm nhìn mãi. Bố biết điều ấy, nhưng ông không nói gì cả. Công việc tại xưởng giày của ông đã quá vất vả, nhưng ông vẫn luôn giành việc đưa đón tôi hằng ngày.

Một hôm, khi tôi đang ngồi sau xe thì ông hỏi: “Con thèm Bánh Trung Thu hả?”. Tôi vẫn lắc đầu nguầy nguậy từ chối, vì tôi biết nhà mình còn bao nhiêu thứ phải lo hơn là một chiếc bánh con con kia.

Gần cuối mùa Trung Thu, tôi trở về nhà sau một ngày ở trường thì thấy một chiếc Bánh Trung thu đặt trên bàn học. “Trung Thu vui vẻ nhé, con gái”, bố viết. Có lẽ ông không đủ tiền mua cho tôi cả hộp, nhưng đó là chiếc bánh đúng vị mà tôi thích. Tôi đã ăn chiếc Bánh Trung thu ngon nhất cuộc đời mình khi nước mắt ràn rụa trên mặt. Bây giờ tôi đã đủ mua những hộp Bánh Trung thu ngon nhất cho gia đình, nhưng vị bánh năm nào vẫn nằm trong kí ức, bởi nó là tình yêu thương bao la của bố.

Trung Thu phố thị

Nhà tôi ở chung cư nằm gần con đường Lương Nhữ Học, năm nào cũng đông đúc người tham quan phố lồng đèn. Tôi được “báo hiệu” một mùa Trung Thu lại về bằng những điều đặc biệt. Góc phố “đỏ rực” bởi những chiếc lồng đèn được treo lên, nhiều gia đình làm đèn truyền thống bắt đầu một mùa làm việc vất vả. Nhịp sống trở nên hối hả hơn để phục vụ cho lượng khách tham quan ngày càng nhiều.

Tôi gọi đó là con phố của niềm vui. Bởi ánh mắt vui thích của trẻ con khi được chạm vào những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, là những tiếng cười không ngớt của những gia đình vui Trung Thu.

Trung Thu phố thị cũng thật muôn màu, muôn vẻ. Có đứa nhỏ ngồi trước xe bố mẹ, trong tay là chiếc lồng đèn chạy pin thật đẹp mắt. Hay len lỏi trong một con hẻm nhỏ ở Sài Gòn, Trung Thu của đám con nít là chiếc đèn làm từ lon sữa bò đục lỗ. Ấy vậy mà đứa nào cũng hân hoan khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ chiếc đèn cầy cắm bên trong. Trung Thu theo kiểu nào cũng được, miễn là mình thấy ấm áp, thấy đoàn viên, thấy những cảm xúc đong đầy trong đêm rằm tháng 8. Đó là Trung Thu của người Sài Gòn.

Mỗi khi đi xa, tôi vẫn hay nhớ về những mùa trăng đẹp nhất trong miền kí ức của mình. Nơi đó căn chung cư cũ kĩ nhưng đầy tiếng cười của đám nhỏ chạy qua nhà nhau chơi, khi người lớn còn đang trầm ngâm bên chiếc bánh nướng cùng tách trà sóng sánh.

Trung Thu trong kí ức người Sài Gòn thật đẹp.

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương bảy: Lễ truyền lô – Văn bằng – Bia Tiến sĩ

Ðỗ thi Ðình là đạt đỉnh cao của Khoa mục, danh giá vô cùng cho nên lễ Truyền lô được tổ chức hết sức long trọng ở điện đình (Truyền...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Thói bạo lực của người Việt

Một lần, nhìn thấy hình ảnh mông một em bé mười hai tuổi bị bầm tím sưng vù vì bị một người lớn có chức vụ – công an xã...

Đánh dấu thuyền tìm gươm

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng:...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Mơ xa lại nghĩ gần, đời mấy kẻ tri âm

Làm thơ, đọc thơ tôi thường "hơi bị" chủ quan về đức tin lẫn đức tính thơ của mình. Càng đáng được ăn gậy của Tổ bởi tôi chưa thấm...

Một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán – Căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử

Những nghi ngờ về vị trí các quận huyện của Giao Châu đời Hán và Lục triều Hiện nay, dù muốn hay không thì người ta vẫn phải thừa nhận...

Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ?

Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống...

Vẻ đẹp hiện đại và thanh lịch của phụ nữ Sài Gòn xưa với mini jupe, đầm suông, váy xòe…

Nổi tiếng là những quý cô kiều diễm, phụ nữ Sài Gòn xưa vốn đã có một kiến thức thời trang và gu ăn mặc cực chất, luôn bắt kịp...

Trận ‘đại hồng thủy’ chưa từng có nhấn chìm cố đô Huế năm 1999

Vào năm 1999, một trận lũ lụt chưa từng có trong vòng 100 năm đã nhấn chìm cố đô Huế suốt gần 1 tuần lễ và cướp đi sinh mạng...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 18/25 – Việt = Rìu

Xin nhắc rằng trong lúc đang in quyển sử của chúng tôi thì có tin giấy sắp lên giá, nên hai biện pháp được thi hành ngay: I) Xén bớt,...

Exit mobile version