Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lan man chuyện cầu Xóm Chỉ, kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông xưa

Những hình ảnh đẹp và kỷ niệm cho ai từng sống ở cầu Xóm Chỉ cạnh kênh Tàu Hủ – bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa.

Sài Gòn – Chợ lớn xưa là vùng đất đầm lầy, trũng nước, giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Thuở ban đầu những kênh rạch được đào để thuyền bè qua lại thuận lợi giao thông trong vận chuyển hàng hóa.

Cầu Xóm Chỉ cạnh Kênh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa.

Vào năm 1859 khi Pháp tấn công Sài Gòn, tàu chiến Jaccaréo của Pháp đã bỏ neo trên kênh Tàu Hủ, án ngữ con kênh ngay khoảng đầu đường Tản Đà, tức là ngay vị trí cầu Xóm Chỉ này. Về sau để kỷ niệm sự kiện này, người Pháp đã đặt tên con đường này là đại lộ Jaccaréo, tức là đường Tản Đà ngày nay. Bây giờ nó chỉ còn là một con đường nhỏ, ít người biết đến. Cuối con đường là Tòa hành chánh thành phố Chợ Lớn, sau này là khu vực trường Đại học Y Khoa Sài Gòn.

Cầu Xóm Chỉ cạnh Kênh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa.

Theo sử sách năm xưa, tại cầu Xóm Chỉ và rạch Chợ Lớn từng chứng kiến hai trận chiến, đều có ảnh hưởng lớn đến vùng đất này:

Dọc theo kênh Chợ Lớn có nhiều cầu cao cẳng, đặc biệt của xứ Chợ Lớn, vì cầu rất cao có bực thang bộ hành lên xuống dễ dàng, xe đạp dắt tay hoặc khiêng vai qua lại không khó, nhưng bất tiện là xe cộ chạy qua không được. Cầu này cốt ý làm ra để giúp người hai bên cầu qua lại bằng chân, khỏi đi đò đi ghe lâu lắc, duy xe cộ phải chạy vòng ngã khác, còn đường nước vẫn lưu thông, ghe chài và tàu có thể chui qua lòn lại không trở ngại lắm.

Dọc theo Chợ Lớn kể sơ có các cầu sau:

Dọc hai bên bờ kênh có nhiều nhà máy xay gạo danh tiếng nhứt như hiệu Nam Long, hiệu Kiến Phong, đều của Hoa Kiều. Nhiều chành lúa gạo dựng san sát kế liền nhau từ Bình Tây đến Bình Đông. Hãng rượu Bình Tây cũng ở về hữu ngạn kênh Chợ Lớn này.

Hai dãy nhà máy bên bờ kênh được một thời thịnh vượng. Qua đời Nhật Bản chiếm Sài Gòn, các nhà máy này bị Nhật trưng dụng về quân sự, trở nên những đích cho máy bay Đồng Minh dội bom. Năm 1945, có một trận bom dội xuống trúng nhằm nhà máy Nam Long, khiến thường dân vô tội chết rất nhiều.

Những cầu bắc ngang kênh Chợ Lớn kể từ Chợ Lớn cũ trở vô Bình Đông thì có cầu Chà Và dùng để đi qua xóm Củi, cầu Bót Bình Tây và cầu Hãng Rượu. Cầu Bót Bình Tây và cầu Hãng Rượu là loại cầu có mang cá, xe cộ muốn qua phải theo hai mang cá tả hữu leo lên.

Còn giữa khoảng rạch Lò Gốm và kênh Chợ Lớn, có kênh gọi kênh Hàng Bàng, nối liền hai đường thủy này, do khúc kênh đường Vân Nam hiệp thành một ngã ba và nơi đây có cây cầu Ba Ngã. Cầu này nguyên khi xưa làm bằng sắt lót ván, vì một cuộc hỏa hoạn xảy ra ở đường Gia Long nay là đường Trịnh Hoài Đức, thiên hạ bu đông trên cầu để đứng xem, dồn dập quá sức chịu đựng, nên cầu sập. Sau này xây lại cầu đúc sạn cốt sắt và đặt tên là cầu Ba Cẳng. Dọc kênh đường Vân Nam đến cầu Ba Cẳng, trước mặt hãng xà bông Trương Văn Bền, nay đã lấp bằng. Chỉ còn khoảng từ cầu chạy ra tới kênh Chợ Lớn là có nước chảy.

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 4: Chống đối hay quay đầu

Làm ăn tại một môi trường luật pháp không rõ ràng và tham nhũng khá phổ biến như nước Nga thời mới cải cách là một thử thách không hề...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Khí phách của Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín...

Vũ Nghĩa Chi – Từ cậu bé cõng em học lỏm trở thành vị trạng nguyên trung nghĩa

Đây là một vị trạng nguyên trung nghĩa, là trung thần tử tiết của nhà Lê. Tên tuổi và danh tiếng của ông đã được người đời truyền tụng, và...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Âm đức nghĩa là gì? Vì sao lại gọi là “âm”?

Các ghi chép khuyến thiện thời xưa thường xuyên nhắc đến các từ như “âm phúc”, “âm đức”, “âm công” để chỉ việc hành thiện tích đức, đắc thiện quả,...

Truyền thông đại chúng và phẩm giá người nghèo

Trên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn...

Cảm ơn, người phụ nữ điên…

Gặp một người điên có bao giờ bạn cảm thấy khinh bỉ, tỏ ra khó chịu, thậm chí là trêu chọc làm tổn thương người đó? Xin được gửi tới...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Exit mobile version