Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thương nhớ mùa Trung thu xưa

Nhớ ngày xưa, mỗi lần gần đến trung thu đám trẻ con trong xóm nhộn nhịp, háo hức lắm. Trước trung thu cả tuần bọn con trai đã bày ra đủ thứ vật dụng chúng thu lượm được như lon sữa, lon bia, để chế ra đủ kiểu đèn chơi trăng.

Thế rồi hì hục cắt đục toát mồ hôi cũng ra được cái đèn mang dấu ấn cá nhân, ngắm nhìn sản phẩm do công sức mình tạo ra mà vui sướng tràn trề, nóng lòng chỉ mong cho nhanh đến trung thu. Bọn con gái thì tất nhiên phải kiểu cách xí xọn hơn, với mấy kiểu đèn lồng tạo khung bằng nan tre, dán giấy bóng kính xanh đỏ đủ màu rồi tô vẽ đủ kiểu – kiểu nào cũng đẹp, cũng mang sắc thái riêng.

Nhớ ngày ấy những con đường trong xóm nhỏ hẹp, gồ ghề lồi lõm, lởm chởm đất đá, hai bên đường là những bụi cỏ rậm, cả vùng tối om chưa có ngọn đèn đường nào. Lũ trẻ con hồi đó sợ nhất ra đường lúc trời tối, từ cửa nhà bước ra sân thôi cũng đã sợ lắm, vậy mà đêm trung thu thì chẳng biết sợ gì, không cần người lớn dắt vẫn có thể cùng đám bạn cầm đèn đi khắp xóm. Cũng nhờ đêm không đèn nên trăng soi sáng rõ từng ngõ ngách, những đốm lửa nhỏ trong mỗi chiếc lồng đèn thắp sáng như sao lung linh rải khắp con đường nhỏ.

Cái thú vui trung thu không chỉ là cầm đèn đi rong, mà còn là trò vui với những ánh lửa. Chẳng đứa trẻ nào đi trung thu một mình, mà toàn một bầy rủ nhau, túm tụm lại che gió thắp nến, rồi lại đi chầm chậm. Có cơn gió nào làm tắt đèn của một đứa thì cả đám sẽ dừng lại để chờ đứa đó thắp đèn.

Chẳng phân biệt độ tuổi trang lứa, cứ cách hai ba tuổi mà vui là đi chung cả nhóm, mấy anh chị lớn lại đốt nến cho những đứa nhỏ hơn. Rồi trò “ảo thuật” với vụn sáp nến được đốt nóng trong cái nắp keng rồi mỗi đứa đứng từ xa rảy nước lạnh vô cho lửa phụt lên, xong thì la hét um sùm vì vừa thích vừa sợ. Và còn nhiều nhiều những trò chơi khác xung quanh ánh lửa nhỏ ấy mà không thể kể hết.

Nhờ những ánh nến đã thắp lên những niềm vui, kéo dài thêm đoạn đường ngắn, cho ngày trung thu không trôi qua ngắn ngủi, hời hợt. Chẳng có đứa trẻ nào cầm đèn trung thu thắp nến mà chạy như bay cả, vậy là chúng học được cách nắm giữ, nâng niu cho những mong manh không vụt tắt.

Rồi cả lũ sẽ kéo nhau đến nơi hội tụ đông vui nhất xóm, thường là con đường lớn, bãi đất rộng mà mọi người đều đến đó vui chơi. Nơi ấy như cuộc triển lãm lồng đèn với đủ loại và đủ kiểu. Nào đèn bươm bướm, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn tàu thủy, rồi đèn con gà… của mấy đứa con gái. Đèn của đám con trai là nhiều kiểu dáng lạ lùng, độc đáo nhất, và chắc là không mua được nơi đâu. Nào là kiểu lon bia xẻ khía dọc rồi ấn xuống được cái lồng đèn cầm tay, mấy lon sữa chồng lên nhau rồi gắn cán cây dài đặt xuống đất đẩy đi, một lon dưới cùng như bánh xe, những lon phía trên thắp đèn bên trong xoay vòng tròn.

Mấy anh lớn chán kiểu lồng đèn con nít lại bày ra đủ thứ tạo nên ánh sáng, có khi chỉ cần mấy cây nến và một miếng sành vỡ nào đó trông bằng phẳng vừa nhặt được để làm chân gắn nến cầm đi khắp nơi là được. Bước chân hiếu động của tụi con trai bị níu lại chậm chạp nhẹ nhàng vì còn phải vừa đi vừa lấy tay che chắn gió cho cây nến nhỏ.

Khi dỏng tai nghe tiếng trống thình thình ở đâu vọng lại thì cả đám sẽ ùa nhau chạy đến nơi có tiếng gọi rộn ràng thúc giục ấy. Rồi lại theo đoàn múa lân đến từng nhà xem họ nhảy múa để lấy tiền thưởng treo trên cao. Nhà nào có múa lân đến thì cũng vui vẻ đón mừng, coi như phước lộc.

Bọn trẻ con cứ đi theo đám múa lân như thế cho đến khi trời đã gần khuya, trăng đã lên cao thì ai mới về nhà nấy. Lúc ấy mẹ mới hạ mâm cỗ cúng xuống để cả nhà quây quần phá cỗ, ngắm trăng. Cái tết trung thu qua như thế, êm ấm, ngọt ngào… dư vị còn đọng lại cả trong giấc mơ, tụi trẻ con cứ mỉm cười, thấy niềm vui lan mãi…

Ngày xưa là như vậy, ngày xưa ấy qua lâu rồi. Lũ trẻ con lên bảy lên tám ngày ấy đã dần xa tuổi thơ lúc nào chẳng biết nữa. Thời gian cứ lặng lẽ lấp đầy rồi vẹt khuyết những ngày trăng, thế mà cũng mười mấy năm đã qua rồi. Cuộc sống cũng khác, làng xóm cũng đổi mới, đời sống chung của tất cả mọi người dần đổi thay, và trung thu nay cũng đã khác.

Những con đường xưa nay đã phẳng lì thẳng tắp, đèn đường nay đã sáng trưng mọi ngõ ngách. Tối trung thu, người ta đóng cửa tắt đèn im ỉm, sợ nghe tiếng trống lân đi vào, họ phải mất công “mời” ra. Lũ trẻ chạy tung tăng lăng xăng cùng với những chiếc lồng đèn thắp bằng… pin, chẳng sợ gió thổi, chẳng phải bước chậm. Từ xa đã nghe những tiếng nhạc phát ra eo éo, nhiều đứa cùng nhau bật đèn, tiếng nhạc đan xen nhau thành những thanh âm ồn ào lộn xộn.

Đám trẻ không đi xa, chúng chỉ tụ tập dưới ngọn đèn đường gần nhà, đùa nghịch, la hét với những trò chơi chúng tự nghĩ ra, và những chiếc lồng đèn với nhiều màu sắc kiểu dáng, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng hời hợt kia nằm chơ vơ bên vệ đường… Chợt thấy lòng thương nhớ mùa Trung thu xưa quá đỗi…

Lại chuyện cụ Gành và cu Ghềnh

Nhân chuyện “Gành - Ghềnh” trên Năng lượng Mới số 508, tôi xin hỏi bổ sung ý của ông An Chi về /anh/-/inh/-/ênh/, một hiện tượng khá thú vị về...

Về các chữ: Phiêu, Các, Của, Xẩm, Chèo

Chữ phiêu trong phiêu bạc không có nghĩa là thổi Giảng nghĩa chữ phiêu trong phiêu bạc, một tác giả đã viết: “Phiêu bạc 飃泊 là từ Hán - Việt. Chữ phiêu viết với bộ 風 (phong) có nghĩa là...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Truyền kỳ về Viên Thụ San – Vị thầy xem tướng lừng danh một thời

Xem tướng đoán mệnh là một chuyện kỳ diệu lạ lùng, thế nhưng, có người vẫn không để tâm, đặc biệt là những quân nhân trẻ tuổi tinh lực dồi...

Dòng Họ Gia Đình Hồ Tiêu

Dòng họ gia đình Hồ Tiêu không đông đảo lắm. Đó là một gia đình nổi tiếng cay nồng gốc ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới trên thế...

Ký ức Sài Gòn qua khứu giác

Ấn tượng thị giác thì nhanh chóng và tức thời. Cái nhìn đầu tiên về một con người, sự vật luôn mang lại nhiều cảm xúc nhất. Nên mới có...

Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến của Việt Nam

Án sát: Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bát y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng...

Ngô Vũ Vương – Ngô Quyền – Và trận Bạch Đằng lừng danh thiên hạ

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 12 tháng 3 năm 898 – 14 tháng 2 năm 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王) hoặc Ngô Vũ...

Người Minh Hương ở Sài Gòn

Thiên phục khả phong (Hoành phi trong đình Minh hương Gia Thạnh) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ...

9 cách xử trí thông minh với người thô lỗ

Trong cuộc sống phức tạp, có những lúc bạn sẽ đụng phải những người thô lỗ làm bạn chỉ muốn hét vào mặt họ cho hả. Nhưng cách đó có...

Vụ án 4 người bị sát hại gây chấn động nước Mỹ

Đã có rất nhiều kẻ tình nghi, bao gồm cả những kẻ giết người khét tiếng nhất nhưng cuối cùng cảnh sát vẫn không thể tìm ra được kẻ đã...

Exit mobile version