Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe đò chạy bằng than “Saigon”

Ký ức Sài Gòn với xe đò chạy bằng than

Đây là công nghệ Wood Gas, hoặc Green Gas ‘thân thiện môi trường’, sử dụng cây gỗ làm than củi, đã phát triển ở Âu Châu thời thế chiến thứ hai.

Xe đò chạy than thường là xe Renaul, “nói nôm na là động cơ vẫn chẳng gì thay đổi, chỉ thay phần nhiên liệu: than củi được “hầm” cho nóng lên nhưng không cho cháy thành lửa ngọn mà bốc ra khí “ga”, dòng khí đốt này được dẫn tới bộ hòa khí nổ máy bình thường như xăng từ khi bỏ than củi vô thùng, nung nóng lên cho tới lúc bốc ra khí ga mất khoảng 1 giờ.

Hãy nhìn cái thùng đặt sau xe được làm bằng sắt, có đường kính 40 đến 50cm cao bằng 2 cái thùng “phuy”, treo đứng sau đuôi xe. Tên gọi là xe hỏa tiễn, do đeo cái bình đốt than phía sau… Bên trong thùng này chứa than củi được đốt cho cháy trong điều kiện thiếu không khí để tạo ra một loại khí ga cháy được. khí này chạy qua 1 bầu lọc thô sơ rồi được hút  vào xy lanh, sau khi xe đã nổ máy với xăng.

Để xe chạy liên tục do than phải cháy trong điều kiện thiếu không khí nên có xu hướng tắt dần. Sau một quãng đường, anh lơ xe dùng một que sắt dài khều than, chọc tro cho than cháy tiếp. Than vụn cùng tro rơi vãi dọc đường xe chạy. Ai chạy xe máy mà bị nó tặng vài cục than đỏ rực trước mặt thì… phải biết.

Đây là công nghệ Wood Gas, hoặc Green Gas “thân thiện môi trường”, sử dụng cây gỗ làm than củi, đã phát triển ở Âu Châu thời thế chiến thứ hai

Tất nhiên xe chạy không mạnh tốc độ tối đa 30km/h nếu đường xá tốt, còn leo dốc thì cứ từ… từ…. Loại xe chạy than đã giải quyết việc đi lại trên những cung đường khoảng 100km trong những năm 76 đến 82 thế kỷ 20.

Bắt đầu tháng 12-1975, xăng dầu bắt đầu được cung cấp theo chế độ tem phiếu. Người dân phải “mang theo tờ khai gia đình, thẻ chủ quyền, thẻ căn cước, giấy giới thiệu của cơ quan hiện đang công tác, mang theo tiền lệ phí mỗi phiếu 0,04 đồng để đăng ký lấy phiếu cung cấp xăng”.

Tình trạng khan hiếm xăng dầu trở nên nghiêm trọng. Từ năm 1976, một phần xe cộ bắt đầu bị xếp xó vì không có nhiên liệu hoặc không có phụ tùng thay thế.

Những nhà trí thức lúc đó đã hướng dẫn áp dụng nhiều sáng kiến có giá trị trong sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân”. Sáng kiến đáng chú ý nhất là việc “độ chế thành công” xe ô tô chạy bằng than và củi: “Bộ phận lò hơi” của xe ô tô chạy than củi có thể sử dụng cho các loại máy bơm nước, máy tàu, máy điện.

Cùng với sự khan hiếm nhiên liệu, người đi xe cũng phải trải qua thời kỳ khó khăn. Hình ảnh hành khách được các lơ xe đón tận nơi, nâng từng túi hành lý, đỡ lên những chiếc xe của các hãng xe đò tư nhân đã nhanh chóng biến mất.

Mỗi khi có việc đi xa, người dân phải xếp hàng từ nửa đêm ở bến xe, nhưng sáng ra cũng không chắc có thể mua được vé. Lên xe rồi còn phải chịu đựng hành trình của những chuyến xe già nua, cũ nát không có phụ tùng thay thế; đường sá xuống cấp không có kinh phí bảo trì.

Phải đi trên những chiếc xe hoán cải từ chạy xăng sang chạy than, nếu may mắn tới đích, thì ngoại trừ hai con mắt, từ đầu đến chân của mọi hành khách đều bị bọc trong khói bụi.

Những chiếc xe than cà tàng đã lùi xa vào tâm trí người Việt, thỉnh thoảng vẫn được họ nhắc lại như tìm về quá khứ. Đối với người trẻ, đây có lẽ là chuyện cổ tích.

Saigon – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 1

Đồng nai xứ sở lạ lùng Dưới sông cá lội, trên giồng cọp um Tư liệu quan trọng và hầu như duy nhất về vùng đất Saigon-Gia Định thuở ban...

Lịch sử đế chế La Mã

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ,...

Không quên cái cũ

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi...

Hưng miếu – Nơi thờ song thân của Vua Gia Long

Hưng Miếu là một trong những miếu thờ của hoàng gia nhà Nguyễn, vị trí ở Tây Nam Hoàng thành, thành phố Huế. Đây là miếu thờ ông Nguyễn Phúc...

Ngẫm chuyện hồi xưa

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương trình cải cách giáo dục. Chương trình này do giáo sư Hoàng...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Thất Tịch

Hằng năm, vào ngày 7 tháng 7 chính là lễ tình nhân hay còn được gọi là lễ Thất Tịch theo người phương Đông. Vậy,lễ Thất Tịch là gì, nguồn...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 19/25 – Nghi vấn về tiếng roi

Hồi tiền chiến, miền Nam có một bài tân nhạc rất thịnh hành, trong đó có một câu ca như thế nầy: Muôn năm xưa còn roi dấu Đã bảo...

Cách ăn vận của người Sài Gòn xưa

Tôi tự hỏi, người Sài Gòn là như thế nào? Vài người lớn tuổi cho rằng làm gì có người Sài Gòn tuy thành phố trải qua hơn 300 năm...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Bánh su sê hay bánh phu thê?

Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê"....

Exit mobile version