Tại sao ?
Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại, nước Mỹ luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm…
1. Bảo vệ sinh mạng công dân
Năm 1988, trong thảm họa rơi máy bay Lockerbie, phần lớn hành khách là người Mỹ. Chính phủ Mỹ đã sử dụng hàng nghìn chuyên gia kỹ thuật, từ trong mấy triệu mảnh vụn của máy bay mà tìm ra thủ phạm là những phần tử khủng bố Libya.
Cuối cùng, nước Mỹ cứng rắn ép buộc chính quyền Tổng thống Gaddafi khi ấy giao nộp phần tử khủng bố. Chính phủ Mỹ đồng thời chi ra 2,7 tỷ đô-la tiền bồi thường cho nạn nhân vụ tai nạn này, gia đình mỗi nạn nhân nhận được 10 triệu đô-la (hơn 227 tỷ VNĐ).
Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.
Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.
Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.
Bảo vệ sinh mạng công dân. (Ảnh dẫn theo tuoitre.vn)
2. Nâng đỡ người nghèo khổ
Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngừng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.
Chính phủ Mỹ đầu tư mạnh cho giáo dục đối với trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Chính phủ cũng cung cấp các lớp học trên mạng cho học sinh vùng nông thôn cũng như đầu tư 2 tỷ đô-la để xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo trực tuyến trên Internet, cung cấp phục vụ mạng lưới băng thông rộng và vô tuyến cho hơn 20 triệu học sinh.
Hình ảnh cảnh sát Mỹ tặng áo cho người vô gia cư. (Ảnh dẫn theo Pinterest)
3. Bảo vệ người yếu thế
Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão.
Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự.
Thành phố Seattle của nước Mỹ có một em bé tên Leo, mắc phải chứng bạch tạng mắt. Thị lực của em không được tốt, chỉ có thể nhận dạng bố mẹ bằng cách sờ tay lên râu, lên mặt. Một công ty kính mắt của Mỹ đã đặc biệt thiết kế một chiếc mắt kính cho Leo. Sau khi đeo lên, em đã vô cùng xúc động bởi cuối cùng cũng nhìn thấy gương mặt mẹ cha.
Ngày 29/12/2002, sau Lễ Tạ ơn, người dân khắp nước Mỹ đều bận rộn với việc mua sắm. Đây cũng là ngày bận rộn nhất trong năm của các siêu thị. Tại một siêu thị ở thành phố Pittsburg, bang Florida, một bé gái 5 tuổi tên Kerriana cùng mẹ và hai anh cùng đi trên một thang máy có tay vịn tự động đi xuống.
Ở lối ra của thang cuốn, chiếc dép nhỏ của bé Kerriana không may bị mắc kẹt ở giữa tấm sàn và bậc thang, cô bé theo bản năng đã cúi mình xuống dùng tay nhặt chiếc dép lên, kết quả tay phải cũng bị kẹp vào trong, cuối cùng ba ngón tay của bé bị kẹp đứt hoàn toàn.
Trong quá trình giải cứu con gái, mẹ của bé cũng bị gãy xương ngón tay. Kết quả, tòa án phán quyết siêu thị phải bồi thường cho bé Kerriana 11,2 triệu đô-la (khoảng 255 tỷ VNĐ), bồi thường cho người mẹ 3,8 triệu đô-la, tổng cộng là 15 triệu đô-la.
Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
4. Bảo vệ quyền trẻ em
Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.
Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.
Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.
Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.
Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.
5. Bảo vệ tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ.
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân.
6. Nước Mỹ có thật sự bị người giàu thao túng không?
Nhiều người cho rằng nước Mỹ bị giới quyền quý thao túng. Thật ra, 20% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ đã đóng trả 67% tiền thuế. Những người có thu nhập vừa và thấp chiếm 49% căn bản không phải đóng thuế, hơn nữa còn được hưởng các đãi ngộ miễn phí về mặt giáo dục, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, y tế…
Sự khác biệt giữa các triệu phú Trung Quốc và Mỹ là rất lớn. Các triệu phú nước Mỹ phần lớn đều là tự gây dựng sự nghiệp làm giàu, còn triệu phú Trung Quốc phần nhiều đều là dựa vào mối quan hệ mà ăn nên làm ra. Triệu phú nước Mỹ trốn thuế là chuyện cực hiếm, còn đa số triệu phú Trung Quốc đều có hành vi này trong đời ít nhất một lần.
Các triệu phú nước Mỹ rất hiếm việc bỏ làm ăn kinh doanh để chạy theo chính trị, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều vừa là thương nhân, vừa chính trị gia, hoặc là quan thương câu kết.
Triệu phú nước Mỹ phần lớn đều hứng thú với sự nghiệp từ thiện, còn triệu phú Trung Quốc phần đông lại hứng thú với việc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ.
7. Nền tảng lập quốc của nước Mỹ
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.
Chính nền tảng văn hóa ấy đã khiến một quốc gia lớn mạnh thật sự. Sự lớn mạnh của nước Mỹ vốn không chỉ vỏn vẹn là sự lớn mạnh về quân sự, kinh tế, lãnh thổ, mà điều căn bản nhất chính là sự lớn mạnh trong tư tưởng, tinh thần.
Nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân. Nói cách khác, nước Mỹ được kiến lập trên nền tảng “mỗi cá nhân đều có quyền lợi không thể tước đoạt được”. Những quyền lợi này là vô điều kiện, là quyền mà mỗi cá nhân được có và được hưởng, là thuộc về cá nhân, chứ không thuộc về đoàn thể.
Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng.
Nước Mỹ quả thực đang có được chế độ dân chủ tiên tiến nhất mà nhân loại từng phát minh ra cho đến nay. Họ có được kỹ thuật tân tiến nhất, đỉnh cao nhất về mặt quân sự, dân dụng, thương dụng, hàng không… trên thế giới. Họ cũng có tiềm lực sáng tạo lớn mạnh nhất và bảo vệ quyền sở hữu hoàn thiện nhất.
8. Văn hóa Mỹ và Trung Quốc khác biệt ra sao?
Người Mỹ bận bịu với việc liên kết thế giới thành một khối, từ thành lập Liên Hợp Quốc cho đến phát minh ra mạng Internet. Người Mỹ tin tưởng rằng chiến tranh của nhân loại bắt nguồn từ gián cách giữa hai bên. Nếu như các nước trên thế giới có thể hiểu rõ nhau hơn, tin tưởng lẫn nhau và cùng theo đuổi giá trị chung, tự khắc xung đột, chiến tranh sẽ giảm đi.
Còn người Trung Quốc thì lại bận rộn với việc phong tỏa mạng lưới nghiêm ngặt để chia cắt thế giới, lừa gạt người dân rằng hy sinh tự do là vì để không trở thành nô lệ mất nước.
Trung Quốc dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước. Bắc Triều Tiên là dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Nước Mỹ thì trái lại luôn dùng hành động thực tế để cảm hóa người dân mình yêu nước từ trong tâm, thử hỏi ai hay ai dở?
Vũ Dương biên dịch