Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhớ hương vị “Hủ tiếu gõ”

Chẳng ai nhớ rõ hủ tiếu gõ có từ bao giờ, nhưng những ai từng có thời gian sống ở Sài Gòn hẳn đã thường xuyên bắt gặp những chiếc xe hủ tiếu gõ trên các con phố vào mỗi buổi đêm, khi các quán ăn đều đã đóng cửa.

Xe hủ tiếu gõ ( Nguồn hình: kenh14)

1. Những chiếc xe hủ tiếu gõ thô xơ, giản dị

Hủ tiếu gõ là một món ăn rất bình dân, thường được bán ở các lề đường, vỉa hè vào buổi tối và đêm muộn. Không hàng quán cầu kỳ, đó chỉ là một chiếc xe kéo nhỏ thô xơ, giản dị với chiếc tủ kính nhỏ đựng các loại nguyên liệu cho món hủ tiếu. Điểm đặc biệt trên chiếc xe đó là mỗi chiếc xe đều có một chiếc chuông nhỏ hoặc thanh sắt dùng để gõ tạo ra âm thanh “lóc cóc”. Những chiếc xe hủ tiếu gõ cứ thế len lỏi khắp các con đường, góc hẻm, qua những trường học hay khu xí nghiệp,.. cùng với tiếng “lóc cóc” đó. Đây cũng là lý do vì sao lại có tên là hủ tiếu gõ.

Ăn hủ tiếu gõ về đêm (Nguồn hình: Depplus)

2. Sức hút của hủ tiếu gõ

Thành phần của tô hủ tiếu gõ cái gì cũng chỉ có “một chút”: một chút hủ tiếu, chút thịt heo thái mỏng, ít giá đỗ, ít hẹ, thêm miếng tóp mỡ thơm bùi và quan trọng nhất không thể thiếu đó là nước lèo. Nước được ninh từ xương heo và rau củ thật kỹ để tạo nên vị ngọt thơm hấp dẫn. Vì thế mà dù bát hủ tiếu chẳng được nhiều thịt, chẳng đầy ắp các loại nhân nhưng vẫn cứ khiến những ai đã ăn một lần là sẽ phải ăn thêm nhiều lần khác.

Tô hủ tiếu gõ (Nguồn hình: foody)
Những tô hủ tiếu ngon lành (Nguồn hình: kenh14)

3. Vị khách của hủ tiếu gõ

Đa số các vị khách hàng là những người lao động nghèo, công nhân, sinh viên hay những người có thu nhập ít ỏi… Người ta lựa chọn hủ tiếu gõ bởi đây là một món ăn đơn giản, lại có giá rẻ. Chẳng biết có loại hủ tiếu nào rẻ hơn hủ tiếu gõ không nhỉ? Mỗi tô hủ tiếu chỉ có giá 10 ngàn, chỗ 15, chỗ 18 ngàn… nhưng vẫn đầy đủ hủ tiếu, rau, giá, thịt heo thái mỏng, bò viên, có chỗ còn cho thêm trứng cút và vài cục xí quách (xương heo).

Xe hủ tiếu gõ về đêm (Nguồn hình: nhavantuketuong)

Sau này, đối tượng ăn hủ tiếu gõ cũng nhiều hơn, không hẳn là những người nghèo nữa mà dần dần, người ta ăn hủ tiếu gõ vì muốn thử, ăn rồi thấy ngon, rồi quen, rồi ghiền lúc nào không hay. Trải qua nhiều thăng trầm, hủ tiếu gõ đến nay vẫn cứ là một món ăn rẻ được tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên yêu thích. Hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Xe hủ tiếu gõ đã trở thành một nét văn hoá rất riêng khiến người ta nhớ đến một du lịch Sài Gòn tuy ồn ào cả ngày nhưng lại thật yên bình khi về đêm!

Nguồn CHUDU24

Chữ “trăm phần trăm” (100%) ra đời như thế nào ?

“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải trăm phần trăm (100%) . Cầu ba cẳng Số là thời chính quyền cũ đó, mỗi...

Ngon như cá bể nấu măng

Con gái ở thành phố gọi điện về rưng rưng bảo mẹ: "Xứ người cũng đã vào Thu, cái se lạnh làm chị nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cả món...

Đôi điều suy nghĩ về vương triều Nguyễn

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ những giá trị kinh tế - xã hội của miền Nam đều bị xóa bỏ và thay thế bởi những khái...

Thương em mùa hoa sữa

Em ơi, hoa sữa về rồi, về nằm lười biếng trên một góc phố nghèo, về làm mướt trắng những con đường đã bao lần tôi qua thuở ấy, về...

Chú Hỷ Ông vua ngành logistics đường thủy ở Sài Gòn

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Nghĩa của cụm từ “Giở trò chim chuột” là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó là một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của...

Vài hình ảnh hiếm của đường Catinat thời Pháp thuộc

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là...

Chiếc ngai vàng của hoàng đế triều Nguyễn

Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại. Chiếc ngai của hoàng đế triều Nguyễn do các nghệ nhân tài giỏi bậc nhất thời ấy thiết kế, hội...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Cháo cá bóng kèo

Những năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng là dịp chúng...

Lá thư Beethoven gửi Người yêu bất tử

Ludwig van Beethoven(1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông...

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc giai đoạn 1848 – 1878

Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra tại một số tỉnh biên...

Exit mobile version