Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 điều mà cha mẹ yêu thương con sẽ không bao giờ làm

Trên trang Psychology Today, bà Peg Streep cho rằng, một trong những điều mà bậc làm cha làm mẹ có cách nuôi dạy con tốt, đó là khi họ tránh được các hành vi có thể gây hại cho con cái của mình. Việc nuôi dạy con tốt được ví như việc một người lái xe trên đường cao tốc…

Ảnh minh họa

Nuôi dạy con như lái xe trên đường

Theo bà Peg Streep, khi bạn đang đi trên đường cao tốc, bạn phải sống trong giây phút hiện tại và trở nên lý trí hơn. Một người lái xe trên đường cao tốc có xu hướng đưa ra các phản ứng khác nhau để có thể giữ mình ở vị trí lái xe một cách tốt nhất. Một bậc phụ huynh nuôi dạy con tốt cũng được ví như cách lái xe khi đi trên đường cao tốc đó. Ví dụ, đứa trẻ đột nhiên khóc khi bạn đang cần phải hoàn thành một việc gì đó, nó khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Một phụ huynh tốt sẽ nhận ra cảm giác khó chịu của mình, làm dịu chúng xuống và sau đó nghĩ: “Tôi cần tìm hiểu tại sao bạn ấy khóc. Tôi phải tạm dừng công việc và dành vài phút giúp bạn ấy bình tĩnh lại”.

Còn khi bạn nuôi con như cách bạn lái xe trên đường đơn sơ vắng người qua lại như đường lộ ở thôn quê, bạn thường không tập trung việc lái xe mà thả mình theo cảm xúc. Xử lý đường thấp chiếm quyền điều khiển quá trình suy nghĩ có ý thức của bạn. Khi bạn cảm thấy bị con cái “làm phiền”, bạn sẽ để cho cảm xúc khó chịu đó điều khiển mình. Lúc này bất cứ điều gì làm cho bạn bức xúc, thì bạn sẽ hét lên và bắt nó phải dừng lại. Nếu con bạn khóc, bạn sẽ quên đi vai trò là người mang hành lý tình cảm trên chuyến xe, bạn sẽ la hét để con bạn dừng khóc theo cảm xúc của con bạn. Nếu la hét rồi mà con bạn không ngừng khóc, bạn sẽ cho con bạn một vài thứ để buộc nó phải dừng lại.

5 việc cha mẹ cần tránh trong cách nuôi dạy con cái

Có 5 điều mà một bậc cha mẹ yêu thương con không bao giờ làm đó là:

1.Sử dụng những từ ngữ như một loại vũ khí tấn công con cái, hoặc đổ lỗi cho con cái.

Kể cả khi bạn nói con là một đứa hay khóc, một tên ngốc, hay là một kẻ lười biếng… thì cũng có thể khiến con bạn bị tổn thương. Nghiên cứu gần đây cho thấy các mạng lưới thần kinh cho nỗi đau thể xác và cảm xúc là một và giống nhau. Ngoài ra, như công trình của Martin Te Rich và các đồng nghiệp đã chỉ ra, loại lạm dụng bằng lời nói làm cho đứa trẻ căng thẳng và gây ra những thay đổi vĩnh viễn cho các bộ phận của bộ não đang phát triển. Năm 2014, Ann Polcari, Keren Rabi, Elizabeth Bolger và Te Rich (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra xem liệu tình cảm bằng lời từ cha mẹ nuôi có thể bù đắp những ảnh hưởng của việc lạm dụng bằng lời nói của cha mẹ đẻ hay không thì kết quả cho thấy là không thể.

Các nhà trị liệu tâm lý đã từng nghe nhiều cô con gái không được yêu thương nói rằng, thà họ bị cha mẹ đánh đòn còn hơn là bị cha mẹ mắng nhiếc sỉ nhục. Thế nên, các bậc cha mẹ hãy cẩn thận với từng lời ăn tiếng nói với con cái của mình, bởi “lời nói chính là gươm đao”.

2. Khiển trách con cái bắt đầu bằng từ “con luôn luôn” như “con luôn luôn không nghe lời mẹ”…

Khi con trẻ phạm sai lầm như không lắng nghe, lao ra đường đầy xe cộ, không làm những gì bạn chỉ bảo… Những lúc như vậy, trong bạn luôn bị thôi thúc một sự đả kích, vì phần não đó là một phần phản ứng rất mạnh mẽ trong bạn. Nhưng chính lúc này lại là thời điểm bạn cần phải hướng “tay lái” của mình vào con đường cao tốc nhất.

Tại sao bạn không nên bắt đầu bằng những lời khiển trách? Là bởi lúc này không phải là lúc giải quyết các hành vi đơn lẻ của trẻ bằng cách tấn công bằng lời nói. Bởi những từ ngữ khiển trách lúc này thường biến một cái lỗi nhỏ của trẻ thành một một loạt những điều sai trái khác. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, hành vi này rất độc hại đối với đứa trẻ sau này trong các mối quan hệ trưởng thành.

3. Loại bỏ cảm xúc của đứa trẻ bằng cách nói rằng bé quá kém cỏi.

Đây dường như là câu thần chú của các bà mẹ. Họ thường nói với con mình rằng, con đã quá kém cỏi. Đây là hành vi phổ biến giữa các bậc cha mẹ không có tình yêu, không được chăm sóc từ thủa bé. Một đứa trẻ không có tự tin để phản bác lại khẳng định này và chúng sẽ nghĩ rằng chúng đã làm gì đó sai. Đứa trẻ sẽ tin rằng sự kém cỏi của mình là vấn đề và do đó sẽ dẫn đến việc không tin tưởng vào cảm xúc và cả nhận thức của chúng nữa.

4. So sánh con này với con khác.

Việc so sánh giữa những đứa con trong nhà với nhau là một việc hết sức phổ biến ở trong các gia đình thế nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều đó tác động không tốt lên đứa trẻ. Việc bố mẹ so sánh đứa con này đều là những thông tin sai lệch hoặc hết sức tàn nhẫn, nó khiến cho trẻ bị căng thẳng và cạnh tranh giữa anh chị em với nhau.

5. Bỏ qua không gian cá nhân hoặc ranh giới của trẻ.

Khi một đứa trẻ lớn lên và phát triển, một phụ huynh tốt sẽ theo dõi và điều chỉnh những bước đi trên đường đời của con chứ không yêu cầu hay đặt kỳ vọng rằng con phải thế này, thế nọ. Ví dụ, với một đứa trẻ chập chững biết đi sẽ không nhất thiết phải có kỹ năng như một học sinh lớp 7. Tôn trọng ranh giới của một đứa trẻ theo cách phù hợp với lứa tuổi, nhận ra nhu cầu riêng tư của chúng để trẻ có thể nói lên cảm xúc và suy nghĩ mà không phải lo lắng là sẽ bị chỉ trích hay không được phép. Điều này không chỉ giúp kết nối cảm xúc với con mà còn liên quan đến việc dạy cho con biết tôn trọng ranh giới của người khác.

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Những câu chuyện nhỏ đáng suy ngẫm về nhân sinh

Trong cuộc sống, đôi khi không phải chuyện gì chúng ta cũng có thể ngay lập tức thông suốt và thấu hiểu. Một số mẩu truyện về nhân sinh dưới...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Thập đại mỹ nhân trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Mỹ nhân thì bao giờ chẳng có. Ngay trong cuộc sống của chúng ta, hàng năm vẫn có những cuộc thi bình chọn hoa hậu, người đẹp thời trang, diễn...

Thượng/ Thướng và Hạ/ Há

Thơ Đường hay có những câu như:  “Cố nhân Tây từ Hoàng hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu...” hay “Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất...

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, anh xuất thân trong một gia đình trung nông ven nhánh sông Tiền, với ba người em :...

Nửa hồn thương đau & bi kịch của một gia đình

Vào những năm của đầu thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Lịch sử của nghệ thuật nhiếp ảnh màu

Năm 1861, nhà vật lí James Clerk Maxwell đã công bố khám phá của ông về quá trình ba màu mà công nghệ nhiếp ảnh màu ngày nay vẫn được...

Vua Bảo Đại làm lễ tế đàn Nam Giao ở Huế năm 1933

Lế tế đàn Nam Giao là lễ tế trời đất vào mùa xuân, nghi lễ cung đình quan trọng bậc nhất triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền...

Exit mobile version