Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào để con cái biết lắng nghe?

Ngày nay, các bậc cha mẹ thường trăn trở, không biết phải dạy con thế nào và bắt đầu từ đâu cho đúng. Họ cũng lo rằng những tệ nạn và hiện tượng xấu ngoài xã hội có thể ảnh hưởng không tốt đến sự trưởng thành của con trẻ…

Đồng cảm với nỗi băn khoăn trăn trở đó, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những bài học dạy con quý giá của người xưa thông qua tác phẩm: ‘Đệ tử quy’ do Lý Dục Tú thời vua Khang Hy soạn thảo. Đây là cuốn sách cơ bản nhất về đạo lý đối nhân xử thế: dạy con biết hiếu kính với cha mẹ, dạy anh em phải biết thương yêu nhau, dạy cách ứng xử cho mọi người – đặc biệt là trẻ nhỏ, để có được cuộc sống và mối liên hệ tốt đẹp nhất trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Nguyên văn:

Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn.
Phụ mẫu mệnh, hành vật lãn”.

Giải thích:

Khi cha mẹ gọi hay dặn dò, phải lập tức trả lời không được vờ như không nghe thấy. Cha mẹ sai bảo việc gì, phải làm ngay tức khắc, không được lười biếng, trì hoãn hay từ chối.

Thông điệp hữu ích dành cho phụ huynh

Khi dạy dỗ con cái, ông cha ta luôn nhấn mạnh việc con cái phải nghe lời cha mẹ. Nhưng trong xã hội hiện nay, rất nhiều phụ huynh sẽ gặp phải những tình huống sau: khi nói chuyện với con, con rất thờ ơ, hoặc không có phản ứng gì. Gặp phải tình huống này, có phụ huynh sẽ tức giận, đánh mắng con, cũng có phụ huynh chọn cách thở dài và im lặng, bỏ dở cuộc trao đổi.

Trên thực tế, đây đều là những lựa chọn khá tồi tệ. Đánh mắng con chỉ khiến con bên ngoài thì tuân theo nhưng trong lòng thì không phục, dễ dẫn đến tâm lý chống đối, thậm chí gây ra những phản ứng tiêu cực ở con. Nếu chọn cách im lặng, con chúng ta sẽ không hiểu được những điều cha mẹ muốn truyền tải, như vậy mục đích giáo dục của chúng ta đã thất bại.

Vậy thì, phụ huynh phải có cách trao đổi như thế nào thì con cái mới tự giác lắng nghe?

Chọn thời gian trao đổi thích hợp

Các nhà tâm lý học cho rằng, chỉ khi tâm lý tốt con người mới có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin tích cực từ bên ngoài. Vì vậy, khi muốn nói chuyện với con phụ huynh cần phải tìm cơ hội phù hợp. Nếu trao đổi với con vào lúc chúng đang vui vẻ thoải mái, hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Muốn cuộc trao đổi có hiệu quả, cha mẹ cần phải tránh những điều sau đây:

Trong cuộc sống, có những phụ huynh hễ con mắc lỗi là dùng lời lẽ nặng nề mắng chửi con. Thực ra, những lời lẽ nhẹ nhàng có tác dụng giáo dục tốt hơn nhiều, nó giúp con phát triển lành mạnh, vui vẻ. Khi trao đổi với con cha mẹ nên tâm lý hơn một chút, biết phân tích thấu tình đạt lý về những lỗi sai hay khuyết điểm của con thì chắc chắn con sẽ dễ tiếp nhận hơn và từ đó việc trao đổi cũng sẽ hiệu quả hơn.

Nhưng đáng tiếc là, rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan điểm “yêu cho roi cho vọt”. Thế là khi kết quả học tập của con không tốt, điều chúng nhận được không phải là sự động viên, an ủi mà là những trận đòn và hình phạt, thậm chí nghiêm trọng hơn là những kiểu tra tấn về tinh thần như: “Sao dốt thế! Làm mất mặt cha mẹ quá!” hay “Cứ đợi đấy, lần sau mà còn bị điểm kém nữa thì sẽ biết tay!”.

Những câu nói như vậy của cha mẹ khiến con trẻ bị tổn thương nặng nề. Những câu nói cay nghiệt chì chiết, mỉa mai này tuy không gây ảnh hưởng đến thể chất nhưng lại như những mũi dao sắc lạnh cứa vào tâm hồn non nớt của trẻ tạo nên những vết thương khó lành.

Một nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em đã nói rằng: “Về mặt giáo dục một cá thể mà nói, thì ảnh hưởng từ cha mẹ lớn hơn giáo viên rất nhiều. Một đứa trẻ nếu có một gia đình hạnh phúc, được bao bọc bởi tình yêu của cha mẹ, lại có được những người thầy mẫu mực, thì đó là một hạnh phúc vô giá. Ngược lại, nếu đứa trẻ đó không được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, giáo viên lại thiếu kinh nghiệm, sự tận tâm thì chắc chắn đứa trẻ đó sẽ xuất hiện hàng loạt vấn đề bất ổn cả về thể chất lẫn tinh thần”.

Sự thực đúng như vậy, nếu cha mẹ luôn dùng những lời lẽ khó nghe để mạt sát con cái thì chắc chắn không thể có sự thấu hiểu giữa hai bên, ngược lại sẽ có nhiều điều bất hạnh xảy ra. Cậu bé sau đây là một điển hình trong hàng ngàn đứa trẻ bất hạnh trong cái bi kịch ấy.

Có một cậu bé 16 tuổi bỏ nhà đi, trước khi đi cậu viết thư để lại cho cha mẹ như sau: “Cha mẹ, con đi đây. Con thực sự không thể tiếp tục chịu đựng sự cằn nhằn của cha mẹ nữa rồi. Con cũng muốn thi được điểm cao để cha mẹ vui lòng, nhưng con đã cố hết sức rồi mà vẫn không thể đứng thứ nhất.

Cha ạ, con biết cha đã thất vọng về con từ lâu, cha đã nói với cô chủ nhiệm ngay trong buổi họp phụ huynh là: ‘Tôi đã uổng công nuôi nó, tôi thật sự cảm thấy mất mặt vì có một đứa con như nó’. Con đi rồi, sẽ không bao giờ quay về nữa đâu…”

Những ví dụ trên tuy có hơi cực đoan, nhưng những đứa trẻ mà hằng ngày vẫn đang phải chịu sự mắng mỏ, mạt sát của cha mẹ ngay trong ngôi nhà của mình vẫn còn rất nhiều. Sự hành hạ bằng lời nói còn tàn nhẫn hơn nhiều sự trừng phạt bằng đòn roi.

Do vậy, cho dù con bạn có thực sự quá ngây ngô chậm hiểu, hay ngỗ nghịch làm bạn không còn mặt mũi nào nhìn người khác thì bạn cũng nên dùng tình yêu, sự quan tâm chăm sóc để giáo dục chúng, cảm hóa chúng, chứ đừng hành hạ chúng bằng những lời cay nghiệt, mạt sát như trên.

Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không...

Xem tướng qua khoảng cách giữa 2 đầu lông mày

Xem tướng lông mày là một trong những phần xem tướng quan trọng nhất, có thể cho biết tài năng thiên bẩm của người đó và cả vận mệnh sau...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Chùa Bà Đanh

Người Việt Nam mình, từ người miền bắc cho đến người trung vào tới người miền nam cũng vậy, hễ thấy nơi nào vắng vẻ ít nguời, là bật miệng...

Sài Gòn đổi thay như thế nào trong 50 năm?

Sau 50 năm, Sài Gòn không còn “bằng phẳng” và nhiều cây xanh như trước. Nhưng điều đó không có nghĩa là thành phố đã mất đi vẻ đẹp của...

Trương Vĩnh Ký – Nhà văn hóa lỗi lạc

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền...

Nguồn gốc du nhập cây cà phê vào Việt Nam

Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Đi tìm thời gian đã mất

BIỆT THỰ NGUYỄN VĂN HẢO Sài Gòn thường được biết đến như một vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa, đất hứa của nhiều người. Từ những khách giang...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Exit mobile version