Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân.

Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo rằng:

– Ta chết, tất nhà ngươi làm tướng nước Trịnh. Người phải biết người có đức mới lấy đạo “Khoan” mà phục được dân, còn người thường phải lấy sách “nghiêm” mà trị dân mới được. Nay ví như lửa nóng, dân trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lửa ít; nước mát, dân khinh mà nhờn, cho nên chết vì nước nhiều. Thế mới biết dùng khoan là khó.

Mấy tháng sau, Tử Sản mất, Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, e có mãnh liệt cứ lấy đạo khoan mà trị dân.

Không được bao lâu, trong nước sinh ra nhiều trộm cướp, thường núp náu ở các đầm lầy mà lấy của giết người nhũng nhiễu lương dân.

5 điều cần phải biết buông bỏ trong cuộc sống, làm được bao nhiêu thì phúc  đức càng lớn bấy nhiêu

Tử Thái Thúc hối, lại nói rằng:

– Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản thì đâu đến thế này!

Rồi liền đem quân đi đánh bắt bọn cướp ở đầm lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt trộm cướp.

Khổng Tử nói rằng: “Được lắm! Chính sách khoan, thì dân nhờn, dân nhờn, thì lại phải dùng chính sách nghiêm, nghiêm tức là mãnh[3]; mãnh thì dân tàn, tàn lại phải dùng khoan; khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính sách mới hòa được.

Tả Khưu Minh

Lời bàn:

Tử Sản vốn là một người học rộng, chính trị giỏi, làm tướng nước Trịnh đã hơn 40 năm, đối với trong thì dân bình trị, đối với ngoài thì cá nước e nể, ông là một bậc quân tử có bốn điều hay: đối với mình thì tự trọng (cung), đối với người mà mình phụng sự thành kính, nuôi dân thì có ơn huệ, khiến dân thì có nghĩa lý.

Câu ông dặn Tử Thái Thúc đây thực có ý lắm. Mãnh mà khiến cho dân sợ dễ bao nhiêu, thì khoan mà cũng khiến cho dân sợ khó bấy nhiêu. Tuy cũng gọi là sợ, nhưng cái sợ trước không có giá, vì sợ bất đắc dĩ, sợ miễn cưỡng, sợ bề ngoài mà khinh trong bụng, cái sợ sau mới là cái sợ quý, vừa sợ, vừa yêu sợ mà kính phục, sợ như vui lòng mà sợ vậy. Nhưng muốn được cái sợ sau, tất cái đức phải to làm sao mới cảm hóa được nhân tâm đến bực ấy.

Còn thường thường, phép trị dân không thể cứ khoan mãi được, vì khoan thì dân nhờn. Lại cũng không thể cứ mãnh mãi được, vì mãnh thì dân oán. Dân oán, hay dân nhờn cũng đều có trở ngại đến việc nước cả. Cho nên phải có khoan, lại phải có mãnh đắp đổi đỡ đần cho nhau thì mới được. Bốn chữ “khoan mãnh tương tế” thực đáng làm cái phương châm cho cả những người cầm quyền trị dân vậy.


[1] Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều, làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu.

[2] Khoan: hòa hoãn nới rộng không cấp bách

[3] Mãnh: dữ dội, nghiêm khắc.

Thằng Cuội trong ký ức của nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Phạm Duy

Có hai nhạc phẩm quen thuộc cho mùa Trung thu cùng viết về “Cuội”, của 2 nhạc sĩ thế hệ thế hệ đầu của tân nhạc, đó là ‘Thằng Cuội’...

Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo phong...

Chim ra ràng là gì?

Ràng là từ có gốc Hán, viết là 翎, đọc là linh, nghĩa là lông chim. "Chim ra ràng" ám chỉ những con chim nón vừa mới mọc lông và bắt...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này”

Sài Gòn có một quán café “Hoa Vàng”, trước kia còn gọi là “Động Hoa Vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên...

Xe công cộng của người bình dân Sài Gòn xưa

Bóng dáng xe Lam không còn xuất hiện trên đường, song loại xe 3 bánh với tiếng nổ “bành bành” từng là một phần cuộc sống của người Sài Gòn...

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực...

Cái được cái mất của người làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt,...

Ca khúc “Tuổi Hồng Thơ Ngây” và tác giả khuyết danh

Những giai điệu quen thuộc của bài hát “Tuổi hồng thơ ngây” một thời đã làm xốn xang bao trái tim yêu âm nhạc, đặc biệt là giới học sinh...

Nhớ về Thương xá TAX !

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ....

Chùm ảnh: Khám phá Vườn Bách Thảo – công viên lâu đời nhất Hà Nội

Với tuổi đời hơn 100 năm, Vườn Bách thảo Hà Nội vẫn lưu giữ được những cây cổ thụ rất lớn, đã tồn tại qua nhiều biến cố trong lịch...

Tục “Đánh phá quàn” trong đám tang Nam bộ

Cho đến nay vùng đất Nam Bộ vẫn tồn tại một trò đánh dân gian trong một số đám tang, đó là “Đánh phá quàn”. Theo các từ điển Việt...

Exit mobile version