Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Can gì mà phá đi

Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.

Nhiên Minh(1) bảo Tử Sản rằng:

– Tôi định phá hết cả các trường thôn quê, ông tính sao?

Tử Sản nói: “Để chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến  trường học để nghị luận điều phải điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học.

Vả chăng, tôi nghe nói hết lòng làm điều phải, thì mới đỡ được người ta oán trách mình. Tôi chưa từng nghe nói: chỉ nạt nộ ra oai, mà tuyệt được hết sự oán trách của người. Cũng như phải đắp đê mà giữ nước, chớ bỏ đê đi, thì nước vỡ tứ tung, bao nhiêu người chết, không thể cứu lại được. Nay ta hẳn cứ để trường học, khiến thường được nghe những câu chê bai để làm thuốc chữa cho ta thì hơn”.

Nhiên Minh nghe Tử Sản xong, nói rằng: “Nay tôi mới biết ông là ông quan thầy đáng tôn vậy. Tôi thật là kẻ bất tài. Ông làm được như vậy, thì chẳng những một đám chúng tôi được trông cậy mà cả nước cũng được nhờ vậy”.

Tả Truyện

Lời bàn:

Người ta càng cao xa, càng tôn quý bao nhiêu, thì càng xa sự thực bấy nhiêu. Sự thực hay tin hay thực, song lại hay làm cho mất lòng, nên những người có địa vị cao, ít khi được nghe sự thực. Thiên hạ không ai muốn mất lòng mình, thì ai dám nói sự thực cho mình biết.

Nhiên Minh đây bảo phá nhà trường là vì nghe sự thực mà mất lòng. Tử Sản đây mà bảo giữ nhà trường là vì yêu sự thực, được nghe sự thực ấy làm vui sướng. Các nhà trường nước Trịnh bấy giờ có phải như các tờ báo ngày nay, là những cơ quan để cho dân chúng được tự do mà đàm luận về những chính sách hay dở hay không? Nếu như vậy, thì ra xưa nayy dân sự vẫn có cách làm cho những điều nguyện vọng của mình đạt được tới chính phủ, mà chính phủ khôn khéo, tưởng cũng nên lợi dụng cái cách ấy, không nên tuyệt đi vậy. Những câu Tử Sản nói ví như giữ để cho nước chảy để phòng sự lụt ngập tràn trụa rất nguy, hết lòng làm phải chớ không phải ra oai nạt nộ mới tuyệt được sự oán trách của dân, thực là những câu nói rất đúng với chân lý. Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân yêu hay ghét. Nếu dân chúng đã ghét những chính sách không ra gì, chúng dám nói ra miệng, mà lại chỉ thị oai như muốn bưng miệng chúng, chớ không muốn sửa đổi lỗi mình, thì có khác gì thấy nồi nước sôi trào ra ngoài không biết rút củi ra, lại cứ cầm que mà khuấy nước cho đỡ sôi không.

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 13

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá...

Bím tóc thời nhà Thanh: Người từng trải lật tẩy sự thật kinh hoàng

Bím tóc 'phiên bản đời thực' này có lẽ sẽ khiến nhiều người 'ngã ngửa' khi biết sự thật. Vào thời cổ đại, tóc là thứ cực kỳ quan trọng...

Tạ ơn tiếng hát khai tâm – Thái Thanh

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời...

Đôi điều về Dạ Lữ Viện Saigon – Cholon

Ngày nay, người lớn tuổi, còn mấy ai nhớ được ở Sài Gòn từng có một Dạ Lữ Viện, cái biệt danh ấy chính là nơi thể hiện Cái tình...

Cuộc đời sóng gió của tiến sĩ Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, nổi tiếng với giai thoại xin đi tù thay cha khiến hậu thế thán phục. Dù làm quan,...

Exit mobile version