Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đọc và đọc nhiều hơn nữa

Về tác giả: Jon Westenberg là nhà văn, diễn giả và doanh nhân trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Westenberg thường xuyên tham gia chia sẻ các bài viết trên nhiều Tạp chí nổi tiếng như Time, Inc.om, Business Insider và một số khác.

Chỉ có duy nhất một thứ, một thứ liên tục khiến tôi tin rằng sẽ giúp tôi tiến gần hơn với những mục tiêu của mình và kiên định với những gì đang làm. Nó không hề liên quan đến việc tôi phải “tiến gần hơn với vũ trụ” hay hấp dẫn mọi thứ với nguồn năng lượng tích cực.

Thứ mà tôi đang muốn nhắc đến – “vũ khí” bí mật của tôi đó là đọc.

Điều hành kinh doanh, trở thành nhà văn, sống một cuộc sống ý nghĩa – những thứ này tùy thuộc vào kiến thức mà chúng ta đã giành được và sử dụng. Thứ mà nhiều người thường gọi là “hành động theo linh cảm”, xét về tiềm thức, thực ra đó là chúng ta đang được hướng dẫn bởi mỗi phần thông tin đã tiếp nhận và những thông tin này đã góp phần hình thành nên bản năng và quan điểm cá nhân của mỗi người.

Tôi đọc liên tục, gần như là đọc cả ngày. Tôi bị ám ảnh bởi việc đọc, ngấu nghiên từng cuốn sách mới và rà soát lại những đầu sách cũ. Tôi đọc bởi vì tôi muốn quan sát thế giới qua lăng kính – chính là đôi mắt và hiểu biết của tôi. Giá sách ở nhà trở nên “nặng nề” bởi đủ các thể loại sách từ truyện tranh, graphic novel (tiểu thuyết có hình ảnh minh họa) và rất nhiều tác phẩm của Shakespeare, series truyện Harry Potter, sách về Steve Jobs, Wall Street, Walmart, kinh danh hay những câu chuyện lịch sử xung quanh thảm họa diệt chủng Holocaust.

Tôi đọc ebook (trên iPhone) khi đang chạy trên máy tập chạy điện ở trung tâm thể hình vào mỗi buổi sáng. Khi lần đầu tập thể dục, cứ mỗi phút trôi qua, tôi lại cảm tưởng như thời gian trôi thật chậm, xem TV hay nghe nhạc, nghe podcast cũng chẳng giúp tôi vượt qua được trạng thái đó. Tuy nhiên, một cuốn sách lại khác. Tôi đắm mình trong từng câu chữ, vùa chạy vừa đọc và 45 phút tập luyện trôi qua thật nhanh chóng.

Tôi đọc các đầu sách về kinh doanh, doanh nhân và khởi nghiệp – bởi vì những cuốn sách này luôn có rất nhiều điều mới mẻ để học hỏi – đại loại là thứ gì đó làm thay đổi góc nhìn của tôi hay buộc tôi phải tư duy theo một hướng khác. Và bởi vì, khi tôi cảm thấy gục ngã, kinh nghiệm và lời khuyên của những con người thế hệ trước lại trở thành kim chỉ nam để tôi tiếp tục đứng dậy.

Không chỉ dừng lại ở đó. Tôi cũng đọc sách về rồng, phù thủy các bùa phép thời cổ đại, về những thế giới đầy rẫy các anh hùng và sinh vật khổng lồ hay các tác phẩm tuyệt vời – nơi sự hy sinh, vinh quang và tình yêu đánh bại tất cả.

Tôi đọc về các lý thuyết kinh tế, cố gắng hiểu hết tất cả chúng bởi vì nhiều kiến thức vượt quá hiểu biết của tôi.

Tôi đọc các đầu sách mới, tìm kiếm nhân vật, ý tưởng mới và các cuốn sách cũ bởi vì tôi biết rằng luôn có một điều gì đó có thể tôi đã bỏ qua hoặc một tình huống thú vị nào đó tôi không còn nhớ rõ. Tôi không quan trọng việc mình đã đọc lại bao nhiêu lần. Chỉ cần tôi cảm thấy mình còn học được là tôi sẽ đọc lại.

Tôi đọc bởi vì còn quá nhiều thứ trong thế giới tuyệt vời này vượt xa ngoài hiểu biết hạn hẹp của tôi. Nếu dừng khám phá, tôi biết rằng mình đã tạo ra giới hạn.

Tôi biết rằng, cho dù là nhà văn hay doanh nhân thì những kiến thức đã tích lũy được luôn là nền tảng để mỗi người có được những thứ mình muốn.

Thế nên, đây là lời khuyên của tôi.

Nếu bạn muốn đạt được thứ gì đó có giá trị, hãy thử thách bản thân bằng việc đọc, đọc sách hay đọc báo đều được. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích bạn đọc sách.

Nếu không đọc, bạn không nạp thêm được thông tin, sự thấu hiểu và ý nghĩ bạn cần để đưa ra được những quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm. Bạn không bao giờ nhìn xa hơn được vào từng vấn đề mà bạn phải đối mặt mỗi ngày.

Khi mọi người hỏi tôi lời khuyên để đạt được những gì mà tôi đang có, tôi nói rằng câu trả lời chính là thói quen đọc sách. Chính nó đã tạo nên những khác biệt trong cuộc đời tôi.

Hãy biến việc đọc sách như là một phần rất quan trọng trong danh sách công việc phải làm hàng ngày. Nếu bạn là người bận nhất hành tinh này thì cũng hãy dành 15 phút mỗi ngày để đọc sách.

Sơ lược về lịch sử các dòng họ ở Việt Nam

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt...

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Nguồn gốc người Bách Việt

Nhân loại, dù sống ở bất cứ  không gian và thời gian nào, cũng đều có chung một yếu tính làm người, cao cả vượt trên muôn loài. Hoàn cảnh...

“Bàng hoàng” hay “bàn hoàn”?

“Bàng hoàng” là một từ rất quen thuộc đối chúng ta. Vì vậy, khi bắt gặp từ “bàn hoàn” ta không khỏi nghi ngại rằng đây là từ sai chính...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Từ “Bến Xuân“ tới “Cô Láng Giềng“

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai...

Người Việt tôi – Trăm nghìn nhánh khổ

“…..Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 5

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Ca dao và sự phản ánh lịch sử Việt Nam

Ca dao là sự phản ảnh một phần nào dư luận của quần chúng Việt Nam đối với các hiện tượng trong xã hội ở thời kỳ các phương tiện...

Giải mã điềm báo Ù tai trái, Ù tai phải theo giờ

Cơ thể con người có khả năng phát sinh ra những dự báo về tương lai thông qua thần khí, tướng mạo bên ngoài. Trong số đó, ù tai là...

Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ

Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ "căn cước" cho biết mình là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt...

Exit mobile version