Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm nhà cỏ cũng đủ

Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả.

Các quan theo hầu thấy vậy nói:

– Các quan đời trước theo tiên quân đi sang các nước lân bang đều lập đàn hết cả, nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ ư?

Tử Sản bảo: “Vua nước lớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đến nước lớn thì làm nhà cỏ cũng đủ; lập đàn mà làm gì!”.

Ta nghe vua nước lớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ:

Làm nhà cỏ cũng đủ | Web Sống Đẹp

1. Có tội thì khoan cho; 2. Có lỗi thì thứ cho; 3. Có tai nạn thì cứu cho; 4. Chính sách hay thì thưởng cho; 5. Có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không phải cái gì là khổ sở mà yêu nước lớn như một nhà, cho nên mới lập đàn để biểu dương công của nước lớn và bảo con cháu đời sau chăm việc tu đức không được hờ hững.

Còn như nước nhỏ đến nước lớn, có năm điều xấu cho nước nhỏ:

1. Có tội phải đi giải thuyết; 2. Có điều kém phải xin nài; 3. Có mệnh lệnh của nước lớn phải tuân theo; 4. Có việc chức công phải cung phụng; 5. Có việc triều hội phải theo đòi. Nếu chẳng phải năm việc ấy, thì lại là việc đem tiền của để mừng hay để viếng nước lớn. Phàm những việc ấy đều là tai vạ cho nước nhỏ cả. Lập đàn làm gì, chỉ tổ bêu những tai vạ mà làm nhục cho con cháu!”.

Tả Truyện

Lời bàn:

Câu Tử Sản nói rất phải; khi nước lớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ, thường thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếp là có nghĩa. Còn khi nước nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước lớn, thì thường thường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhượng chỉ làm cái nhà cỏ cho xong việc là đủ rồi. Khi đã gọi là khuất thân lụy người thì còn vinh hiển nỗi gì mà dềng dang ra những sự trang hoàng, để ngại tai chướng mắt cho người đời mà lại để xấu lại cho con cháu sau này nữa.

Khổng Tước Tự Thuật

Người Việt Nam gọi dòng họ chúng tôi là Công hay Khổng Tước theo Hán- Việt. Người Anh gọi chúng tôi là Peacock cho cả nam lẫn nữ mặc dù Peacock chỉ các nam...

Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày...

Chuyện thoát Trung của dân tộc thời nhà Minh đô hộ

Về phương diện lịch sử, thoát Trung còn có nghĩa là thoát khỏi ách xâm lược của Trung Quốc. Tạm không đề cập đến “Một ngàn năm nô lệ giặc...

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Dòng triết lý truyền thống Tộc Việt

I – Cổ thư Bách việt tiên hiền chí.1. đôi dòng sử sách Bách Việt tiên hiền chí là tập sách quý trích trong đại bộ Lĩnh Nam di thư...

Câu chuyện ý nghĩa: Bác tiều phu và người học giả

Mời các bạn cùng đọc câu chuyện ý nghĩa dưới đây và rút ra cho mình bài học trong cuộc sống nhé! Người tiều phu và người học giả cùng...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Tiếng Hát Thái Hiền

Chiều Chủ Nhật 22 tháng trước có buổi nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Lê Uyên Phương, được tổ chức tại Star Performing Art Center trong thị xã Fountain Valley của...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Nhìn lại một thời Quốc văn giáo khoa thư

Câu chuyện về sách giáo khoa cho trẻ vẫn còn dài dài, vì đó là một vấn nạn lâu năm chưa được giải quyết rốt ráo. Chợt nhớ đến bài...

Gia Định Báo

Bài thuyết trình ngày 8 tháng 12 năm 2018 - Tại “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” ⦁ Mở Từ khi Ngô Quyền giành độc lập (939),...

Sài Gòn 1967 dưới góc nhìn người Mỹ

Dưới góc nhìn của Bill Mullin – một nhân viên chính phủ Mỹ, Sài Gòn năm 1967 hiện lên như một thành phố sinh động và đầy sắc màu.  Bên...

Exit mobile version