Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự khi đi cắm trại hay du ngoạn

Cắm Trại Và Du Ngoạn

Vào những dịp lễ lớn, Tết hay  những dịp đặc biệt, đôi khi chúng ta có tổ chức cắm trại hay du ngoạn chỗ này hay chỗ khác. Để tỏ ra là người lịch sự khi đi cắm trại hay du ngoạn, chúng ta nên nhớ một số điều sau đây :

Áo quần dùng trong cuộc cắm trại hay du ngoạn cần gọn nhẹ, đơn sơ nhưng chắc chắn. Chỉ mang theo những áo quần cần thiết. Những thứ dùng chung cho cả nhóm, như : lều trại, nồi niêu soong chảo…nên phân công cho tất cả mọi người đều mang.

Lều bạt phải đặt đúng chỗ hợp lý, không làm cho ai phải lo lắng. Cần giữ đúng nguyên tắc an toàn. Chẳng hạn không bật lửa trong khu rừng cấm, không làm những hành động nguy hiểm…

Trước khi dời nơi cắm trại, phải tắt hết lửa, thu dọn mọi rác rưởi, để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Trong thời gian cắm trại hay du ngoạn, tích cực tham gia những sinh hoạt chung. Tôn trọng kỷ luật. Không gây ồn ào huyên náo. Không ngắt hoa hay phá cây cối.

Nếu đi theo nhóm, hay theo đội, không nên tách riêng, đi xé lẻ với người khác. Trong những cuộc du ngoạn, sinh hoạt có phần tự do hơn. Nhờ những sinh hoạt tập thể này, chúng ta phát triển tinh thần đồng đội, biết thêm được những địa danh của đất nước, biết thưởng thức yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.

Tại những địa điểm du ngoạn, không nên viết tên hay vẽ lên những tường vách, thân cây. Chẳng ai cám ơn chúng ta về tình yêu thiên nhiên theo kiểu ấy.

Mỗi người chúng ta cần phải ý thức về bổn phận giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ thiên nhiên. Đúng thế, thiên nhiên là của chung chứ không phải của riêng ai hay của riêng mình, chúng ta được hưởng dùng và người khác cũng được hưởng dùng. Đừng để người sau phải lãnh chịu hậu quả do chúng ta để lại là những rác rưởi cùng mọi thứ…xú khí.

Tóm lược

Mỗi khi đi cắm trại hay du ngoạn, chúng ta cần lưu ý :

– Áo quần và đồ dùng chỉ mang theo những thứ thật cần thiết, phải gọn nhẹ nhưng chắc chắn. Những thứ dùng chung cho cả nhóm thì nên phân công để mọi người đều mang.

– Lều bạt phải đặt đúng chỗ, cần giữ nguyên tắc về an toàn. Chẳng hạn như không đốt lửa bừa bãi, không chọc phá ngang tàng hay có những hành động nguy hiểm.

– Trong thời gian du ngoạn hay cắm trại, hãy tích cực tham gia những sinh hoạt chung, chứ đừng xé lẻ đi riêng.

– Trước khi nhổ trại hay nhổ đi nơi khác, phải tắt hết lửa, thu dọn rác để giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường.

– Không nên viết hay vẽ vào tường vách, thân cây nơi mình đã ghé qua để  làm kỷ niệm, làm như thế người ta coi mình là người thiếu văn hoá, không có học thức.

Xứ Đông Dương qua 40 con tem cổ

Những hình ảnh đặc sắc về ba miền việt Nam cùng Lào và Campuchia trong bộ tem “Kỷ niệm Đông Dương”, phát hành ở Pháp năm 1950. Hình ảnh nằm...

Sự tích ngày Thần Tài

Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, mọi người lại làm lễ cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, việc mua vàng trong ngày Thần...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P5: Lãnh thổ rộng lớn cực điểm

Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Thụ qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi, người thời đấy gọi ông là Chúa Võ. Chúa Võ đã giúp hoàn...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Ông tổ nghề mại dâm rốt cuộc là ai?

Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều, đoạn Mã Giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lạy tổ, như sau: “Giữa thì hương...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

Cổ Loa – tòa thành cổ nhất của người Việt

Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất Việt Nam....

Về sự giao lưu tín ngưỡng Việt – Chăm trong lịch sử

Qua quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt là sự giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm, các hình thức tín ngưỡng của người Việt...

Giới thiệu về hát Xẩm

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hát Xẩm luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng...

Chùa Tam Tông Miếu. Đã “chùa” sao lại còn “miếu”?

Nghe 3 chữ “Tam Tông Miếu” mọi người ở miền Nam, đều nghĩ ngay đến một loại lịch dùng để xem ngày tốt xấu. Một số ít người khác biết...

Báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn

Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của...

Exit mobile version