Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự nơi công sở và nhà riêng

Công Sở

Tại các công sở, thường có người canh cổng hoặc có người hướng dẫn, chúng ta hãy hỏi người canh cổng hay bàn hướng dẫn. Cần tỏ ra lễ độ và lịch sự. Hiện nay một số công sở đòi chúng ta phải ghi vào một mảnh giấy : tên, nghề nghiệp, gặp ai, lý do… để người hướng dẫn đệ trình rồi chúng ta mới được tới gặp. Có nơi đòi chúng ta để lại giấy chứng minh nhân dân nơi bàn hướng dẫn.

Trường hợp đi một mình, nên nhớ phải gõ cửa hai ba tiếng (hoặc nhấn chuông). Lúc đó sẽ có người ra mở mời chúng ta vào, hoặc nghe bên trong có tiếng : mời vào, thì chúng ta mới được bước vào, bằng không, thì có thể gõ cửa lại lần thứ hai và đứng ngoài chờ.

Không có gì bất lịch sự cho bằng sự chen lấn, tranh quyền ưu tiên của người đến trước. Ở các nước văn minh, quyền ưu tiên thật quan trọng. Vào bưu điện, đi mua hàng, lên xe buýt…đều phải sắp hàng nối đuôi nhau, ai đến trước có quyền đứng trước. Người đến sa bất luận cấp bậc nào, cũng phải ở sau.

Nhà Riêng Người Khác

Nếu có thể, chúng ta hẹn giờ đến gặp cho tiện. Vì nếu chúng ta đột nhiên tới chơi nhà người ta, giữa lúc gia đình họ đang xích mích, chén đĩa đang tới tấp bay ra ngoài sân, thì quả là bất tiện cho gia chủ, cũng như phiền cho chính chúng ta. Nên hẹn vào giờ người ta thường có mặt ở nhà.

Tới nhà người khác, nếu chúng ta có áo đi mưa, hoặc ô dù bị ướt, chúng ta nên để ở ngoài hè, tránh làm dơ bẩn phòng ở .Khi chờ được tiếp, chúng ta không nên táy máy, sục sạo đồ vật trong phòng. Cũng đừng đi dạo trong phòng ngó chỗ này, nhìn chỗ nọ. Chúng ta có thể ngồi chờ tại phòng khách, hay tại ghế ‘sa-lông’.

Khi chủ ra, chúng ta đứng dậy và sau khi chào hỏi, chủ mời chúng ta ngồi, thì chúng ta mới ngồi. Thường thì bao giờ chủ ngồi rồi thì khách mới nên ngồi.

Người lịch sự ngồi nghiêm trang, lưng dựa vào ghế, hai tay để trên đầu gối, hoặc, hoặc trên hai tay ghế. Lúc nói chuyện, đừng rung đùi, nhịp nhịp chân…

Tóm lược.

– Công Sở

Khi tới công sở, chúng ta nên hỏi người gác cổng hay bàn hướng dẫn để được chỉ bảo hay làm những thủ tục  cần thiết.

Khi muốn vào một phòng nào, phải gõ cửa, khi bên trong có tiếng mời vào, thì chúng ta mới vào, bằng không có thể gõ lại lần thứ hai và đứng chờ ở ngoài.

Không chen lấn, tranh quyền ưu tiên của người đến trước.

– Nhà Riêng Người Khác

Khi tới nhà người khác, chúng ta nên hẹn giờ trước để tránh đi những tình huống khó xử.

Lúc tới nơi, nếu có áo mưa hay ô dù bị ướt  chúng ta nên để ngoài hè, để tránh làm dơ bẩn phòng của họ.

Khi chờ được tiếp, chúng ta không nên sục sạo đồ vật, cũng đừng đi dạo nhìn chỗ này, ngó chỗ kia. Nên bình tĩnh ngồi chờ ở phòng khách hay ghế ‘sa-lông’.

Khi chủ tới, chúng ta nên đứng dậy chào hỏi và khi chủ ngồi xuống, chúng ta mới được ngồi.

Trong lúc nói chuyện, không nhịp chân hay rung đùi.

Một ít khảo cứu chiến tranh ngày xưa không phải tướng đánh với tướng

Trong bài mang cái đầu đề “Người phương Đông ngày xưa đánh nhau thế nào?” đăng ở báo Trung Bắc chủ nhật [a] số 63, tác giả ký là Quán...

Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo

Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Sài Gòn nướng muối ớt

Những sản vật trên rừng dưới sông dưới suối dưới biển, còn tươi sống, tươi nguyên, gặp muối ớt dường như được ướp giữ lại mọi thứ thanh tân nguyên...

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc được dạy nói dối

Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ...

Một truyện ngắn đầu tiên của Văn Học Việt Nam

Ông Huỳnh Tịnh Của khi viết cuốn Chuyện Giải Buồn đã gom góp lại những chuyện nầy nọ do ông nghĩ ra hay do ông lấy trong sách Tàu, nhưng điều ông...

Những điều cần biết về tranh thủy mặc Trung Hoa

Trong thế giới muôn màu của nghệ thuật hội họa, tranh thủy mặc là một mảng màu riêng biệt, một biểu tượng cho nền nghệ thuật Trung Hoa.   Tranh thủy...

Đàn Nam Giao – Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế

Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Sài Gòn – Chợ Lớn 1968

Những hình ảnh đổ nát tang thương về Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 do sĩ quan Mỹ Jim Giarrusso ghi lại khiến người...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (5/7) – Chương IV: Buôn bán nước mắm ở Đông Dương

Nước mắm ở Nam Kỳ và Nam Trung kỳ đưa ra thị trường thường đựng trong các tĩn. Các tĩn này làm bằng đất nung đến từ Chợ Lớn có...

Exit mobile version