Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự qua điện thoại

Điện Thoại

Điện thoại hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi và là một phương tiện liên hệ vừa mau chóng vừa tương đối rẻ. Vì thế chúng ta cũng nên biết cách xử dụng một đôi khi cần đến.

Khi xử dụng điện thoại để liên lạc với ai, trước hết cúng ta phải nhấc ông lên, để vào tai nghe. Trong điện thoại có tiếng kêu ‘u u’ liên tục, thì bắt đầu bấm số. Bấm đều tay, không nhanh quá mà cũng không chậm quá.

Nếu liên hệ trong nước thì có mã số tỉnh, rồi số máy. Thí dụ : 077-834567, 077 là mã số tỉnh Kiên Giang 834567 là số máy của nhà xứ Trinh Vương.

Nếu ngoài nước thì nhấn 00 + mã số nước + số máy.

Nếu số máy chúng ta gọi không bận, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chuông reo. Tiếng chuông sẽ ngừng reo khi có người nhấc ống lên. Lúc đó chúng ta có thể bắt đầu nói chuyện.

Trường hợp không nghe thấy tiếng chuông reo mà chỉ thấy tiếng ‘tít tít’ ngắn, thì máy ấy đang bận. Trong trường hợp này, chúng ta đặt ống nói vào máy như trước, chờ một lúc rồi có thể quay lại.

Đang nói chuyện mà chúng ta bị kẹt một chút hay đi gọi một ai. Chúng ta đặt ống nói vào máy, nhưng để ở bên ngoài. Rồi sau đó nói chuyện tiếp.

Khi nghe điện thoại, người lịch sự không hỏi  : ai đó, nhưng thường nói : tôi hân hạnh tiếp chuyện với .ai đó ở đầu dây. Hoặc nói : Xin vui lòng cho biết quý danh.

Khi gọi điện thoại, chúng ta cố gắng nói thật vắn tắt. Vì lúc đó chúng ta đường đột bắt chúng ta tiếp chuyện mình. Chỉ có thể nói chuyện dài với người thân. Tuy nhiên nếu định kéo dài câu chuyện, chúng ta nên mở đầu : chào anh (chị, ông, bà…) Anh (chị, ông, bà…) có rảnh độ 10 phút không.

Khi việc liên hệ chấm dứt, chúng ta đặt ống nói vào đúng chỗ của nó.

Và nếu nhờ máy điện thoại của người khác, sau khi gọi xong, chúng ta nên trả tiền ngay cho… khổ chủ.

Tóm Lược

Khi xử dụng điện thoại liên hệ với ai, chúng ta nên nhớ những việc sau :

– Nhấc ống nói lên, để ào tai nghe, nếu thấy tiếng ‘u u’ liên tục, thì bắt đầu bấm số.

– Nếu máy bên kia không mắc bận, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chuông reo. Tiếng chuông sẽ ngừng reo khi có người nhấc ống lên nghe. Lúc đó, chúng ta có thể bắt đầu nói chuyện.

– Trường hợp không nghe thấy tiếng chuông reo mà chỉ thấy tiếng ‘tít tít’ ngắn, như thế là máy bên kia đang mắc bận. Trường hợp này, chúng ta đặt ống vào máy và chờ một lúc và có thể gọi lại.

– Nếu không biết người tiếp chuyện  với mình là ai, thì chúng ta nên hỏi : Alô, xin vui lòng cho biết quý danh.

– Khi gọi điện thoại chúng ta nên nói vắn tắt. Gọi xong, đặt ống vào đúng vị trí của nó. Và nếu gọi ké máy người khác, nên trả tiền ngay cho chủ máy.

Ảnh về phụ nữ miền Bắc đầu thế kỷ 20

Những bức ảnh của tác giả người Pháp đã khắc họa đời sống sinh hoạt, trang phục và những nét đẹp của phụ nữ nông thôn Việt Nam đầu thế...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 12

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Thơ Chữ Nôm nước ta tại thư viện đại học Yale – Hoa Kỳ

Trường Đại học Yale là một trong các Đại Học uy tín và lâu đời nhất nước Mỹ. Yale là tư thục nhưng lại là một tổ chức phi lợi...

Nếu được Trần Cung phò tá tới cùng, Tào Tháo liệu có đủ khả năng đánh bại Đổng Trác?

Trần Cung (? – 199), tự Công Đài, từng là mưu sĩ nổi bật dưới trướng của Lã Bố vào đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Trên...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Hương xưa bồ kết

Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

Exit mobile version