Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quân Vương nhân nghĩa, muôn dân được lợi ích

Người có lòng nhân nghĩa một khi làm việc gì đều suy xét đến lợi ích của người khác trước lợi ích của bản thân mình. Bởi vậy, nếu trong một phạm vi nhỏ là một tập thể hay phạm vi lớn là một quốc gia, người đứng đầu có lòng nhân nghĩa thì những người bên dưới sẽ thu được lợi ích.

Quân Vương nhân nghĩa, muôn dân được lợi ích
(Tranh minh họa qua Pinterest)

Mạnh Tử người nước Trâu thời Xuân Thu, một lần ông đi đến gặp vua của nước Ngụy là Ngụy Huệ Vương.

Ngụy Huệ Vương hỏi Mạnh Tử: “Tiên sinh, ngài từ ngàn dặm xa xôi tới đây, chắc chắn là muốn mang đến chút lợi ích cho nước của chúng tôi rồi!”

Mạnh Tử điềm tĩnh đáp: “Quốc Vương, ngài sao có thể mở miệng ra là nói đến lợi ích thế? Làm một vị Quốc Vương thì nên phải lấy nhân nghĩa làm trọng. Nếu như một vị Quốc Vương mà hễ mở miệng là nói đến lợi ích của đất nước ra sao, quan lại hễ mở miệng là nói đến lợi ích của gia tộc mình sẽ như thế nào. Hạ quan và dân chúng hễ mở miệng là đều nói làm sao mới có được lợi ích cho bản thân mình. Cứ như thế, từ Quân Vương cho tới dân chúng, đều vì lợi ích của cá nhân mình mà tranh mà đấu thì thiên hạ chẳng phải bị nguy hiểm rồi sao?”

Ngụy Huệ Vương nghe xong lời này của Mạnh Tử liền nói: “Ngài dạy thật đúng quá!”

Trước đó, Mạnh Tử từng hỏi thầy của ông là Tử Tư rằng: “Trong biện pháp cai trị dân chúng thì nên đặt điều gì lên hàng đầu?”

Tử Tư nói: “Phải đặt lợi ích của dân chúng lên trước!”

Mạnh Tử lại nói: “Người quân tử giáo dục dân chúng chỉ nói hai từ ‘nhân nghĩa’, cần gì phải nhắc đến hai từ ‘lợi ích’ đây?”

Tử Tư giảng đạo cho Mạnh Tử nghe: “Nhân nghĩa vốn cũng là vì lợi ích của dân chúng. Bởi vì bên trên bất nhân mà bên dưới không được lợi ích, bên trên bất nghĩa mà bên dưới trở nên ham thích lừa gạt. Đây mới là bất lợi lớn đó! Bởi thế mà Chu Dịch viết: ‘Lợi là tổng hòa của nghĩa’, lại viết: ‘Lợi có thể làm yên ổn lòng dân, sau đó mới có thể khiến người ta tôn sùng đạo đức’. Những điều này đều là để nói rằng: Lợi ích của dân chúng chính là đại tiền đề.”

Tư Mã Quang từng bình luận về hai đoạn đối thoại trên rằng: “Lời nói của Tử Tư và Mạnh Tử là nhất trí với nhau. Chỉ có người nhân nghĩa mới hiểu được rằng nhân nghĩa vì sao có thể trở thành lợi ích của dân chúng. Người bất nhân nghĩa thì thật khó để hiểu được. Cho nên, nguyên nhân Mạnh Tử chỉ giảng ‘nhân nghĩa’ với Ngụy Huệ Vương mà không nhắc đến lợi ích là vì đối tượng giảng bất đồng mà thôi.”

Bởi vậy, có thể thấy rằng “nhân nghĩa” của bậc Quân Vương và “lợi ích” của dân chúng là nhất trí với nhau.

Các kiểu đi xe máy ở Việt Nam

Khách đợi hàng lâu rồi nạt nộ shipper: "Mùa dịch, phải có lòng ...
Giao thông ở Việt Nam luôn khiến khách du lịch hoảng sợ vì độ nguy hiểm và khó lường. Đây cũng là chủ đề được bàn luận nhiều trên các...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Thương gia Nguyễn Văn Hảo: Những di sản và mất mát

Ngay trung tâm Sài Gòn có một tòa nhà mang kiến trúc Pháp với bốn mặt tiền Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin – Lê Thị Hồng Gấm,...

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

"Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

Nghiện rượu – Người Việt đang tự giết chính mình

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của bia rượu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, sự lạm dụng hai loại chất kích thích này có thể dẫn tới...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 8

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những hình ảnh không thể quên về Hà Nội năm 1979

Xe đạp tràn ngập phố phường, những khu chợ vỉa hè nhộn nhịp… là những hình ảnh đầy hoài niệm về cuộc sống ở Hà Nội năm 1979. Cuộc sống...

Đời sống người An Nam xưa qua tranh vẽ

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Exit mobile version