Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sống đạm bạc là cách thoát khỏi phiền não

Trong cõi hồng trần ồn ào vội vã, nếu một người không thể buông bỏ dục vọng và ham muốn thì sẽ rất khó để bảo trì một tâm thái tường hòa và thanh tĩnh. Khi một người đặt nặng lợi ích cá nhân thì trong tâm họ tự nhiên sẽ trở nên thấp thỏm, lo âu và nóng nảy. Kỳ thực con người đến với thế gian này một cách trần trụi, và ra đi cũng trần trụi, có thể mang theo được điều gì đây?

buông bỏ dục vọng, đời người, Sống biết đủ là cách sống trí tuệ
(Ảnh minh họa: Album “Tuổi thơ quê hương” của Vũ Anh Dũng)

Sự phát triển của cuộc sống hiện đại đã mang tới cho con người sự tiện lợi, nhưng lại đồng thời mang đến những mệt mỏi, phiền toái lớn lao hơn. Con người hiện đại thật khó mà có thể an tĩnh, yên bình lại được dù chỉ trong chốc lát. Nếu ai đó có thể giữ cho nội tâm minh tỏ, không nghĩ một chút gì trong vòng vài chục phút đồng hồ, thì người ấy hẳn phải có một định lực phi phàm.

Có câu thơ cổ viết rằng: “Hung khoát thiên sầu tựa túc lạp, tâm khinh vạn sự tựa hồng mao”, nếu một người có tấm lòng quảng đại, rộng rãi, thì mọi lo âu sẽ trở nên rất nhỏ bé, còn nếu trong tâm một người có thể xem nhẹ thì vạn sự sẽ tựa như lông hồng.

Nhưng rất nhiều người chúng ta đây, khi đứng trước dục vọng, thì tâm cảnh đều vô cùng yếu ớt và nhỏ bé. Thật khó để ngăn cản những cám dỗ của thế gian: kim tiền, quyền lực, tình cảm, thú vui… Chúng ta đã rất khó để tìm kiếm điểm dừng, mãi cứ mở rộng ra, cảm thấy như đã mê lạc lúc nào không biết.

Cổ nhân sinh sống đơn giản, “Tình canh vũ độc”, ngày nắng thì đi cày, ngày mưa thì đọc sách. Đơn giản hóa ra chính là phúc phận, bình thản mới là đạo lý thực sự, vì thế người xưa làm việc và nghỉ ngơi thuận theo quy luật tự nhiên. Bởi vậy lương tri của con người dễ dàng thăng hoa, dục vọng của con người dễ dàng được kiểm soát. Thế mới có được tâm cảnh “Thải cúc đông li hạ, du nhiên kiến nam sơn”, hái cúc dưới bờ rào phía đông, nhàn nhã ngắm nhìn ngọn núi phương nam.

Một người có ham muốn càng lớn thì áp lực càng nhiều, dục vọng càng mạnh thì càng dễ bị ràng buộc chặt hơn. Khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng thì người ta sẽ không thể thoát ra được. Khi ấy, dục vọng sẽ ăn mòn ý chí, làm sa đọa lương tri và hậu quả là biến người ấy thành nô lệ của ham muốn.

Con người tựa như một bình nước, đổ nước bẩn vào thì sẽ được gọi là bình nước bẩn, đổ nước sạch vào thì chính là bình nước sạch. Ham muốn một khi nhiều lên thì biết làm sao đây? Trong cuộc sống hiện thực, có rất nhiều người đã vì dục vọng mà thương thân, bại danh, đánh mất uy tín và nhân cách của bản thân. Khi tâm của một người chứa đầy lợi ích cá nhân thì người ấy không thể có một nhân cách tốt đẹp hay ý chí mạnh mẽ được.

Có rất nhiều người nếm trải vị đắng của thế gian, cảm thấy vô cùng khổ não, bèn tìm kiếm sự giải thoát nơi chùa chiền, nơi Thần Phật. Nhưng mà Phật gia có câu: “Phật tại tâm trung”, cầu Phật là phải cầu tự tâm, người khác, Thần Phật là không có cách nào cho được. Cũng giống như đám mây bay trên trời kia, người ta làm sao có thể bắt nó xuống để ở quanh mình được đây?

Người trần cầu Phật, là vì để Phật phù hộ, để cầu công danh, để cầu tiền bạc, để cầu bình an, để cần sống lâu, cầu nhiều phúc phận, tậm chí là tìm chốn giải thoát cho ẩn ức tâm linh. Người chân chính tín Phật, tu Phật, chân tâm cầu Phật thì hỏi có được mấy người?

Người chân chính cầu Phật, chính là lấy tâm mà hướng Phật, thường xuyên suy xét, nhìn lại bản thân theo đạo lý được truyền thừa lại, thanh lọc tâm linh, buông bỏ đi những dục vọng này khác. Quá trình đó không có người nào làm thay được. Cũng chỉ có như vậy mới có thể cả ngày không phiền não, ưu sầu.

Khi một người không còn quá nhiều ham muốn, sống thanh đạm tiết kiệm, thì người ấy sẽ tự nhiên có được những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Khi một người không có quá nhiều dục vọng, người ấy sẽ có ý chí mạnh mẽ và trí tuệ để minh tỏ mọi điều.

“Tâm nhạt, người tự vui”, “Tâm nhẹ vạn sự tựa lông hồng”, nếu một người có thể hiểu và thực hành được đạo lý này thì mới có thể rời xa phiền não, sống cuộc đời tự do tự tại và an bình.

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Chữ Việt, chữ Nho và nguồn gốc của ngôn ngữ Việt

Con người vượt khỏi thế giới loài vật vì truyền thông được tình và ý cho nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ cá nhân có thể sống kinh nghiệm...

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

Cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Đại lược về quan chế – Tất cả danh hiệu và chức quan ngày trước

Đây là bải khảo cứu chi tiết về quan chế ngày trước, hy vọng rằng sẽ giúp ít nhiều cho quý vị có cái nhìn xuyên suốt và tận tường...

Hai Danh Tướng – Hai Hoàng Đế

Nguyễn Huệ và Napoléon Bonaparte là hai danh tướng của Việt Nam và Pháp. Nguyễn Huệ xuất thân từ ấp Tây Sơn hẻo lánh trong vùng núi của tỉnh Qui...

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Những hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa

Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp...

Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Chú Thoòn Mỳ Gõ

Hồi xưa, thức khuya học thi, tôi thường bị phân tâm không tài nào tập trung được mỗi khi nghe tiếng gõ Sực tắc rao mì của Chú Thoòn và...

Exit mobile version