Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sống thuận theo thiên lý là cách tránh tai ương

Lão Tử từng nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Con người sống và hành xử thuận theo tự nhiên thì chính là phù hợp với thiên lý. Chính vì phù hợp với thiên lý nên họ sẽ được bình an, thuận lợi. Còn người mà từ lời nói đến hành động đều trái ngược với thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.

Làm được 3 việc này, chúng ta sẽ có cuộc đời thuận lợi, tránh được rắc

Thời cổ đại, các bậc Thánh hiền, những người đạo đức cao thượng, thông hiểu đạo lý nhân sinh như Lão Tử, Khổng Tử… luôn hiểu rằng, phải đề cao đạo đức làm người, sống phải phù hợp với thiên lý thì mới tồn tại được lâu dài và mong được bình an.

Có một lần, học trò của Khổng Tử là Tử Trương hỏi ông: “Thưa thầy, phải như thế nào mới có thể dễ dàng đi lại được?”

Khổng Tử trả lời rằng:

“Một người mà lời nói trung thực thành tín, hành động ngay thẳng cung kính thì cho dù là ở nước mọi rợ, vẫn có thể dễ dàng đi lại được.

Người mà lời nói không có tín, hành động không cung kính thì cho dù ở ngay quê hương mình thì cũng có thể dễ dàng đi lại được sao? Lúc nào cũng phải ghi nhớ kỹ ‘lời nói phải có tín, hành động phải cung kính’ ở trong đầu thì mới có thể đi lại dễ dàng được!” 

Tử Trương nghe được những lời này dạy của thầy Khổng Tử bèn viết lại và luôn mang theo bên mình.

Kỳ thực, lời nói và việc làm của một người là chịu sự chi phối của ý thức và tư tưởng của người đó. Cho nên, biểu hiện của lời nói và việc làm sẽ phản ánh ra suy nghĩ và tư tưởng của người ấy. Ví như người có tâm thiện lương, biết suy nghĩ cho người khác sẽ không dễ dàng nói ra những lời làm tổn thương người khác. Trái lại, người mà luôn muốn giành phần thắng, luôn suy nghĩ đến lợi ích của bản thân thì lời nói sẽ luôn mang tính tranh đấu, hành vi không kiêng nể để đạt được mục đích của mình.

Nếu như trong ý thức và tư tưởng của một người luôn nhớ kỹ rằng: “Lời nói phải có tín, hành vi phải cung kính” thì trong hành vi, lời nói của người ấy tự nhiên sẽ có tín và cung kính. Khi ấy, người khác đều có thể cảm nhận, hiểu được và tán đồng. Do đó việc làm của họ tự nhiên cũng thuận lợi và thông suốt.

“Trung tín” và “cung kính” là phù hợp với đạo lý của Trời Đất và luân lý làm người, là chính đạo. Lời nói và hành vi của một người nếu như có thể tuần hoàn thuận theo thiên lý, chính đạo thì tự nhiên sẽ gặp được những điều may mắn, tránh được tai ương, có Thần Phật bảo hộ. Đây cũng chính là điều mà cổ nhân nói: “Thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong”, người sống thuận theo lý của trời thì sẽ ngày càng hưng thịnh, người chống lại lý của trời thì tất sẽ bị tiêu vong.

Người xưa hiểu rõ thiên lý, càng hiểu rõ rằng thiên lý là không thể làm trái. Họ luôn suy xét đến hành vi, lời nói của mình. Họ luôn sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên, không đi ngược lại với tuần hoàn tự nhiên, ăn uống điều độ, ngày nắng đi cày, ngày mưa đọc sách…

Một người có suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm đạo đức và lời nói, hành vi không phù hợp thiên lý, thậm chí còn chống lại thiên lý thì tất sẽ bị thiên thượng cảnh báo, trừng phạt, cũng chính là điều mà chúng ta vẫn thường gọi là báo ứng. Bản thân một người không thuận theo thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.

Làm việc ác cho dù có thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật nơi con người, nhưng vẫn sẽ bị trời cao trừng phạt. Người xưa từng nói: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không có báo ứng, càn khôn ắt là vì tư tâm.

An Hòa

Đanh đá cá cày là gì?

Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Sản vật địa phương trong truyện dân gian Nam bộ

Đó là những truyện đưa ra một cách lý giải về tên gọi của một số cây trái địa phương. Trong đó, có những loài được lý giải bằng những...

Vua bột ngọt giàu nhất Sài Gòn lụi tàn chỉ vì “sắc”

Người Sài Gòn – chợ lớn ngày xưa thường gọi Trần Thành là “Tỷ phú của Tỷ Phú” với thương hiệu bột ngọt nức tiếng doanh nghiệp của ông vượt...

Ông quan thanh bạch

Làm quan như ông Dương Chấn đối với người đã đề bạt không cần ơn, đối với dân mình cai trị không ăn lễ, lúc đêm khuya, tấm lòng cũng...

“Mẹ ơi cứu con vịt nhé!

Nếu bạn hỏi tôi, điều gì trên đời này cảm động lòng người, khiến kẻ ác phải hoàn lương, kẻ thù phải thành bạn. Xin được trả lời rằng đó...

Vài hình ảnh về chợ Sài Gòn ngày trước

Cùng nhìn lại vài hình ảnh chợ Sài Gòn ngày trước Một khu bán gà ở chợ An Đông năm 1956, những con gà được nhốt vào lồng và đem...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cây trồng hai bên lê đường

Đường hòe, dặm liễu: theo anh Lê Ngọc Trụ, dặm là một chặng đường xa chừng 576 mét trái lại dặm của Pháp dài đến 4 cây số ngàn; một...

Nỗi buồn trong nhạc của Ngô Thuỵ Miên

Nhạc Việt, để chỉ giới hạn trong nhạc chúng ta – nhạc Vàng như phe thắng cuộc thường gán ghép – là một chuỗi sầu mang mang vô tận. Hầu...

Thần thú: Những con vật đại biểu cho sự bình an và cát tường

Thần thú là những con động vật đại biểu cho sự bình an và cát tường. Chúng đều có tướng mạo đặc biệt, khí chất thần thánh uy nghiêm mà...

Ngọ Phạn Điếm

Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P13, 14, 15)

CHƯƠNG XIII. THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG VIỆT CỔ Trong tư duy buổi đầu của con người nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt những hiện tượng vũ trụ....

Exit mobile version