Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thứ khó được nhất trên đời

Thứ gì mới là khó được nhất trên đời này? Đó có phải là chức vị, tiền bạc của cải hay danh lợi tình mà người hiện đại ngày nay đang theo đuổi?

(Hình minh họa)

Có một câu chuyện cổ Phật gia kể rằng: Thời Phật Thích Ca Mâu Ni đang còn tại thế, một ngày nọ, có ba vị tỳ kheo cùng ngồi đàm luận với nhau về một câu hỏi: “Trên đời này thứ gì là khó được nhất”?

Vị tỳ kheo thứ nhất nói: “Trên đời này thứ khó được nhất chính là tuổi trẻ, khoẻ mạnh và trường thọ. Một người cho dù có gia tài của cải nhiều đến đâu đi nữa, nhưng một khi bệnh tật đến thì cũng không thể hưởng thụ được những niềm vui của cuộc đời”.

Vị tỳ kheo thứ hai nói: “Trên đời điều khó được nhất là có người bạn tri kỷ, có thể cùng nhau chia sẻ hoạn nạn. Một người cho dù là có quyền thế đến đâu đi nữa nhưng nếu không có lấy một người bạn chân thành ở bên cạnh, cô quạnh một mình thì cũng chẳng khác nào một đoá hoa đã mất đi hương thơm, không có ong bướm vây quanh.”

Vị tỳ kheo thứ ba nói rằng: “Tôi lại thấy rằng thứ khó được nhất trên đời là gia đình thân quyến hòa hợp mỹ mãn. Nếu một người có thân thể khoẻ mạnh, có bạn tri kỷ nhưng mà gia đình họ hàng tranh đấu trách oán lẫn nhau, thì cũng đâu có ích gì? Mỗi ngày đều giống như sống trong địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không biết đến khi nào mới ra được.” 

Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi nghe ba vị tỳ kheo đàm luận xong, liền quyết định triệu tập đại chúng. Lúc này tiết trời đang độ mùa thu, gió thu nhè nhẹ thổi, cỏ cây xanh tươi, không khí khiến lòng người sảng khoái.

(Hình minh họa: Qua kknews)

Phật Thích Ca Mâu Ni nói với các vị tỳ kheo: “Trên đời này thứ gì là khó được nhất? Không phải là khoẻ mạnh trường thọ, không phải là bạn bè tri kỷ và cũng không phải là thân quyến hoà hợp mỹ mãn. Để ta kể một câu chuyện xưa cho các vị nghe:

Ở một vùng biển nọ, có một con rùa mù, mệnh thọ của nó là vô lượng kiếp số, đã trải qua vô vàn những thăng trầm của cuộc đời. Bình thường, nó lặn xuống dưới lòng đại dương sâu ngàn trượng, trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần.

Trên mặt biển có một khúc gỗ nổi, bên trong có một cái lỗ rất to, hàng ngày đều trôi dạt thuận theo sóng biển. Con rùa mù trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần, muốn gặp được một khúc gỗ nổi thì quả là cơ hội xa vời, huống hồ hôm nay lại gặp đúng cây gỗ có lỗ hổng, chở nó vào bờ?

Rùa mù gặp được khúc gỗ rỗng, là cơ hội ngàn vạn năm có một, nhưng đối với sinh mệnh trôi nổi trong luân hồi mà nói, thì việc mong muốn có được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ cả vạn lần!”

Phật Thích Ca Mâu Ni dừng lại, đưa tay dúm lấy một nắm đất trên mặt đất, rồi mở bàn tay ra và nói: “Chúng sinh được thân người giống như đất ở trong lòng bàn tay ta. Chúng sinh không được thân người giống như đất trên khắp đại địa cầu. Thứ gì là khó được nhất? Chính là thân người!”

Phật gia cho rằng, danh lợi là thứ không mang theo đi được. Con người khi đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, khi rời khỏi nơi đây cũng với hai bàn tay trắng, không nên vì theo đuổi tranh đoạt danh lợi mà tạo nghiệp. Bởi vì, họ cho rằng tạo nghiệp tất sẽ có báo ứng, đó là đạo lý của trời. Một khi đã mất thân người này, thì vạn kiếp khó có lại được. Cho nên con người, ai ai cũng cần phải trân quý cơ duyên được thân người của mình, làm những việc lương thiện, trở về với bản tính tiên thiên của mình, tạo phúc báo mai sau. Đó cũng là mục đích làm người mà Phật gia giảng dạy.

An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)

Hò Đối Đáp Miền Nam

Sơ Lược Về Hò Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian miền Nam Việt Nam, được du nhập bởi những đợt di dân từ đất ngũ...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái...

Tìm hiểu văn hóa miền Tây – Phần 3 – Lễ hội của địa phương

Lễ Cúng Trăng Ooc-Om Bok và Đua Ghe Ngo Lễ Ooc-Om Bok, tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm...

Đời ca hát của bà Năm Sa Đéc

Từ cuối năm 1965, Đài Truyền Hình Số 9 được mở ra tạo đất dụng võ cho giới điện ảnh – kịch nghệ. Trong số những diễn viên xuất hiện...

Con Rùa của hồ con Rùa ở đâu?

Nhiều bạn đi ngang qua Hồ Con Rùa cứ thắc mắc tại sao hồ lại có tên là Hồ Con Rùa nhưng không thấy rùa đâu. Kiến trúc hồ con...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Trang Trong Trang Ngoài Một Tờ Báo

Nói tới thơ văn trên các báo miền Nam Việt Nam cũng là nói tới các tác giả miền Nam trong làng báo. 1- Và một khi đã nói tới...

13 mẹo điều trị chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà

Chảy máu chân răng thường không nghiêm trọng, nhưng có thể gây đau đớn và dẫn đến hôi miệng. Dưới đây là một số mẹo đối phó với tình trạng...

Những người phụ nữ mở nước

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến...

Phong tục về sinh đẻ

Đàn bà Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau.Tại thôn quê, người đàn bà có chửa (có bầu, có mang) phải tự chăm...

Xứ Đài, bến đục hay trong?

Tôi nghe em vừa bật khóc Nông trường, đất đỏ Đài Loan Chân non, hụt hẫng bờ hoang Ngơ ngác, cạnh chàng khuyết tật… Mấy câu thơ nho nhỏ trên...

Exit mobile version